Phân biệt đối xử khi tuyển dụng lao động
Hỏi:
Sắp tới công ty tôi (hoạt động trong lĩnh vực tài chính) muốn tuyển thêm nhân viên làm việc. Để bảo mật thông tin, công ty tôi có được ưu tiên tuyển dụng con em của nhân viên đang làm việc trong công ty hay không?
Trả lời:
Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:
Theo Pháp luật lao động, hành vi phân biệt đối xử trong lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.[1]
Do đó, công ty không được phân biệt đối xử khi tuyển dụng lao động “ưu tiên con em của nhân viên đang làm việc trong công ty”.
Quy định này nhằm tạo sự công bằng giữa NLĐ khi tham gia ứng ửng tuyển. Đồng thời hạn chế tình trạng NSDLĐ phân biệt đối xử trong quá trình tuyển dụng lao động.
Nếu NSDLĐ phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động mà bị khiếu nại có thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm [2].
Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân [3].
Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp [4]
Trên đây là nội dung tư vấn về “Phân biệt đối xử khi tuyển dụng lao động”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Cập nhật, bổ sung: ngày 28/01/2021
Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi
Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 11/02/2022
Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như
[1] Điều 8.1 Bộ luật Lao động 2019
[2] Điều 8.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
[4] Điều 47, 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP