Nghỉ có hưởng lương, nghỉ không hưởng lương

Nghỉ có hưởng lương, nghỉ không hưởng lương

Nghỉ có hưởng lương, nghỉ không hưởng lương

Hỏi:

Cho tôi hỏi, pháp luật quy định ngày nghỉ nào của NLĐ thì được hưởng lương, ngày nghỉ nào của NLĐ không được hưởng lương?

Trả Lời:

adult-2835281__340

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, trong các trường hợp sau NLĐ nghỉ nhưng vẫn được hưởng nguyên lương:

1. Nghỉ hằng năm: nghỉ hằng năm là thời gian NLĐ được nghỉ trong một năm làm việc (còn gọi là nghỉ phép năm).

– Nếu NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì được nghỉ 12 ngày làm việc/năm trong điều kiện làm việc bình thường; 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề công, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm[1]. Nếu NLĐ làm việc cho NSDLĐ từ 05 trở lên, cứ 05 năm làm việc cho một NSDLĐ cộng thêm 01 ngày vào ngày nghỉ hằng năm[2].

– Nếu NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ tính theo công thức: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm). [3]

2. Nghỉ lễ, tết: là thời gian pháp luật quy định nhằm đảm bảo đời sống tinh thần cho NLĐ và để người dân ghi nhớ những ngày lễ tết quan trọng của đất nước. Đó là những ngày sau:

– Tết Dương lịch (01/01 dương lịch).

– Tết Âm lịch 05 ngày.

– Ngày Chiến thắng (30/04 dương lịch).

Document

– Ngày Quốc tế lao động (01/05 dương lịch).

– Ngày Quốc khánh (02/09 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/03 âm lịch).

Nếu những ngày này trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. [4]

3. Nghỉ về việc riêng: là thời gian pháp luật cho phép NLĐ nghỉ để giải quyết các việc hiếu, hỷ của cá nhân NLĐ.

– Kết hôn (03 ngày).

– Con (con đẻ hoặc con nuôi) của NLĐ kết hôn (01 ngày).

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết (nghỉ 03 ngày). [5]

Thứ hai, trong các trường hợp sau NLĐ nghỉ không được hưởng lương[6]:

1. NLĐ được nghỉ 01 ngày khi ông/bà nội, ông/ bà ngoại, anh/ chị/em ruột chết; hoặc có bố hoặc mẹ kết hôn; anh/ chị/em ruột kết hôn.

2. Khi NLĐ xin phép với NSDLĐ.

Ý nghĩ của quy định này là đảm bảo cho NLĐ có thời gian giải quyết việc riêng mà cần phải nghỉ thêm ngoài thời gian nghỉ ngơi theo pháp luật quy định.

Nếu NSDLĐ không đảm bảo cho NLĐ nghỉ việc riêng, nghỉ làm không hưởng lương theo đúng quy định có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[7].Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[8].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về Thanh tra lao động; Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền[9]

Bài viết bạn đọc có thể tham khảo: Thời gian làm việc, nghỉ ngơi của lao động thời vụ năm 2022

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nghỉ có hưởng lương, nghỉ không hưởng lương”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp

Ngày cập nhập, bổ sung: 01.11.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Ngày cập nhật, bổ sung lần hai: 11.02.2022

Người bổ sung: Lê Tiến Thành

 

[1] Điều 113.1 Bộ luật lao động 2019

[2] Điều 114 Bộ luật lao động 2019

[3] Điều 66.1 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

[4] Điều 111.3 BLLĐ 2019.

[5] Điều 115.1 BLLĐ 2019.

[6] Điều 115.2, Điều 115.3 BLLĐ 2019

[7] Điều 18.1 NĐ 12/2022/NĐ-CP

[8] Điều 6.3 NĐ 12/2022/NĐ-CP

[9] Điều 48, 49 NĐ 12/2022/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*