Một số quy định đối với NLĐ chưa thành niên

Một số quy định đối với NLĐ chưa thành niên

Một số quy định đối với người lao động chưa thành niên

Untitled

 

Hỏi:

Công ty tôi dự định tuyển 10 NLĐ dưới 18 tuổi để dán nhãn sản phẩm. Cho tôi hỏi, công ty tôi có được phép tuyển lao động như vậy hay không? Nếu được công ty tôi cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

1. Nguyên tắc sử dụng NLĐ chưa thành niên:

Theo pháp luật lao động, NLĐ chưa thành niên là NLĐ chưa đủ 18 tuổi. Do các đặc điểm của nhóm lao động này là khả năng trí lực và thể lực còn hạn chế, tâm, sinh lý đang trong giai đoạn phát triển để trưởng thành nên pháp luật đặt ra các nguyên tắc nhất định khi sử dụng lao động trong độ tuổi này như sau[1]:

– Thứ nhất, lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

– Thứ hai, NSDLĐ khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

– Thứ ba, khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Document

– Thứ tư, NSDLĐ phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Ngoài các nguyên tắc nêu trên, đối với đối tượng lao động là người chưa đủ 15 tuổi làm việc thì NSDLĐ còn phải tuân thủ theo các quy định về bố trí giờ làm việc; Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi,…[2]

2. Thời giờ làm việc: [3]

NLĐ chưa thành niên đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi: tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần.

NLĐ dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần, không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

3. Xử phạt vi phạm:

Bởi vì NLĐ chưa thành niên, chưa hoàn thiện về thể chất cũng như nhận thức của mình. Để đảm bảo việc NSDLĐ không dựa vào lợi thế mà bóc lột sức lao động của LĐ chưa thành niên làm việc cho họ.

Do đó, tùy vào hành vi vi phạm mà phạt tiền có thể từ 1 triệu đồng đến 75 triệu đồng[4]. So sánh với mức xử phạt theo quy định trước đây tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP nằm ở khung phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với hành vi vi phạm thì mức xử phạt được sửa đổi trong quy định mới dược ban hành – có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020 mang tính răn đe hơn và thể hiện rõ thái độ bảo vệ của nhà nước với người lao động chưa thành niên.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt dối với cá nhân[7].

 

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về “Một số quy định đối với NLĐ chưa thành niên.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn: Tổng hợp.

Cập nhật, bổ sung ngày 25.01.2021.

Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh.

LS hướng dẫn: Luật sư Thuận.

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 28/02/2022

Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như

 

 

[1] Điều 144 Bộ luật Lao động 2019

[2] Điều 145 Bộ luật Lao động 2019

[3] Điều 146 Bộ luật Lao động 2019

[4] Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Lao động

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*