Làm việc nhưng không ký kết HĐLĐ
Hỏi:
Công ty tôi có cho một số lao động thử việc trong vòng 2 tháng. Hết thời gian 2 tháng, NLĐ vẫn tiếp tục làm việc cho công ty tôi đến nay đã 4 tháng. Cho tôi hỏi, trong trường hợp này có tồn tại hợp đồng lao động hay không?
Trả lời:
Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:
Hình thức của hợp đồng lao động[1] (Điều 14 BLLĐ 2019)
Theo pháp luật lao động, HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, NSDLĐ giữ 01 bản, NLĐ giữ 01 bản.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói nhưng chỉ đối với thời hạn 01 tháng, nhưng loại trừ các trường hợp sau:[2]
– Với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định
– Giao kết hợp đồng đối với người chưa đủ 15 tuổi
– Giao kết hợp đồng với người lao động là người giúp việc gia đình
Do đó, HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên phải lập thành văn bản. Trong trường hợp trên công ty không ký HĐLĐ bằng văn bản với NLĐ đã vi phạm pháp luật lao động.
Mặc dù không ký kết HĐLĐ bằng văn bản nhưng trong trường hợp này vẫn tồn tại HĐLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ. Bởi vì, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn sử dụng lao động, sử dụng lao động và trả lương giữa NLĐ và NSDLĐ [3]. Do đó, mặc dù công ty và NLĐ chưa kí kết HĐLĐ bằng văn bản nhưng thực tế công ty vẫn cho NLĐ làm việc tức công ty ngầm nhận NLĐ. Vì vậy, vẫn tồn tại quan hệ lao động được xác lập bằng hành vi.
Lưu ý: Trong trường hợp này, nếu như NSDLĐ không kí kết HĐLĐ với NLĐ mà bị khởi kiện ra tòa. Lúc này Tòa sẽ dựa trên các chứng cứ bên mà NLĐ cung cấp để chứng minh có hay không mối quan hệ lao động giữa các bên: trong thời gian làm việc NLĐ có bị xử lý kỉ luật hay không? Có các giấy tờ như: giấy trả lương, giấy phân công công việc, thẻ nhân viên, thẻ chấm công,…hay không? Tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có kết quả xét xử khác nhau.
Nếu NSDLĐ không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm[4]. Phụ thuộc vào vi phạm theo số lượng người lao động thì mức phạt tiền sẽ tăng tương ứng.
Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[5].
Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động và chủ tịch UBND các cấp[6].
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Làm việc nhưng không ký kết HĐLĐ”
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Cập nhật, bổ sung: ngày 28/01/2020
Người bổ sung: Nguyễn Linh Chi
Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022
Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như
[1] Điều 14 Bộ luật Lao động 2019
[2] Điều 18.2, 145.1.a, 162.1 Bộ luật Lao động 2019
[3] Điều 3.5 Bộ luật Lao động 2019
[4] Điều 9.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
[5] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
[6] Điều 47, 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP