Làm thêm giờ

Làm thêm giờ

Hỏi:

Công ty tôi tính cho NLĐ làm thêm giờ để đáp ứng đơn đặt hàng. Cho tôi hỏi công ty tôi cho NLĐ làm thêm giờ như thế nào thì không trái luật?

stopwatch-2061851_640

Trả lời:

Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:

Theo pháp luật lao động, NSDLĐ muốn cho NLĐ tăng ca thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Được sự đồng ý của NLĐ;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, NSDLĐ phải bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

– Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.[1]

Những trường hợp được phép làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm: [2]

Document

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.

+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất

Lưu ý: Khi tổ chức làm thêm giờ theo trường hợp được phép làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, công ty hoàn toàn có thể cho NLĐ làm thêm giờ để đáp ứng đơn đặt hàng nhưng phải  thỏa mãn các quy định trên.

Pháp luật cho phép làm thêm giờ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ khi cần giải quyết các vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, việc NSDLĐ cho NLĐ làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của NLĐ. Vì thế, pháp luật có các quy định chặt chẽ giới hạn thời giờ làm thêm để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ.

Nếu NSDLĐ cho NLĐ làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của NLĐ (trừ 2 trường hợp trên) mà bị khiếu nại có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm của cá nhân [3]. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân [4].

Đối với NSDLĐ có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Bộ luật Lao động thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng[5]. Trường hợp tổ chưc vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đới với cá nhân [6].

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra lao động, chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền[7]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Làm thêm giờ”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Ngày cập nhập, bổ sung: 20.10.2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Ngày cập nhật, bổ sung lần hai: 10.02.2022

Người bổ sung lần hai: Lê Tiến Thành

 

[1] Điều 107.2 Bộ luật lao động 2019, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

[2] Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

[3] Điều 18.3.b Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

[4] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

[5] Điều 18.4 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

[6] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

[7] Điều 48, 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*