Khi nào DN có vốn nước ngoài đầu tư phải có GCN đầu tư?

Khi nào DN có vốn nước ngoài đầu tư phải có GCN đầu tư?

Khi nào DN có vốn nước ngoài đầu tư phải có GCN đầu tư?

Đây là một nội dung đã được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư, theo đó doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam có vốn nước ngoài tùy vào tỷ lệ sở hữu vốn chiếm bao nhiêu % vốn điều lệ thì mới phải tuân thủ các quy định đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài (“Nhà ĐTNN”) như phải có GCN đăng ký đầu tư (“GCN ĐKĐT”) khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc các thủ tục khác tùy theo hình thức đầu tư.

Cụ thể, nếu THUỘC MỘT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP SAU ĐÂY:

(1) Có nhà đầu tư nước ngoài[1] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Nếu là công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài

Minh họa Ví dụ 1

Ví dụ 1: Công ty X là công ty thành lập tại Việt Nam có 40% vốn Việt Nam và 60% vốn nước ngoài của Công ty Y (Hàn Quốc).

=> Trong trường hợp này, dễ nhận biết rằng Công ty X công ty có vốn đầu tư nước ngoài (“ĐTNN”) có Công ty Y là nhà ĐTNN góp vốn trực tiếp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì khi đầu tư sẽ áp dụng quy định của nhà ĐTNN.

(2) Có doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Mà trong doanh nghiệp đó cũng có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Minh họa Ví dụ 2

Ví dụ 2: Công ty A là công ty thành lập tại Việt Nam có 40% vốn Việt Nam và 60% vốn của Công ty B (thành lập tại VN). Mà trong Công ty B có 48% vốn Việt Nam và 52% vốn nước ngoài của Công ty C (Nhật Bản).

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

=> Hiện tại quy định pháp luật đầu tư chỉ định nghĩa công ty có vốn ĐTNN là công ty có vốn của nhà ĐTNN được góp trực tiếp vào[2]. Nên tại trường hợp này, Công ty A khôngCông ty có vốn ĐTNN do thành viên (Công ty B) không phải là nhà ĐTNN. Còn Công ty B Công ty có vốn ĐTNN do có thành viên (Công ty C) là nhà ĐTNN.

Nhưng Công ty A vẫn sẽ phải tuân theo quy định như nhà ĐTNN nếu có hoạt động đầu tư tại Việt Nam khi có thành viên góp vốn (Công ty B) nắm giữ trên 50% vốn (60%) mà trong thành viên đó (Công ty B) có vốn ĐTNN (Công ty C) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (52%).

 (3) Có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ mà trong doanh nghiệp đó có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Minh họa Ví dụ 3

Ví dụ 3: Công ty D thành lập tại Việt Nam có 45% vốn Việt Nam, 40% vốn nước ngoài của ông E (Mỹ) và 15% vốn của Công ty F (thành lập tại Việt Nam).

Trong Công ty F có 20% vốn Việt Nam và 80% vốn nước ngoài của Bà G (Mỹ).

=> Ở TH3 này là sự tổng hợp của hai trường hợp đã nêu, có thể thấy Công ty D công ty có vốn ĐTNN nhưng chỉ có 40% vốn của nhà ĐTNN là ông E.

Còn thành viên Công ty F cũng công ty có vốn ĐTNN vốn nước ngoài (bà G) chiếm 80%.

Như vậy xem xét qua Công ty D thì tổng số vốn cả ông E và Công ty F đã nắm giữ là 55% vốn điều lệ.

Dễ hiểu rằng, Công ty D có vốn nước ngoài trực tiếp góp vào dưới 50% (ông E-40%) (không thỏa mãn ở TH1) nhưng chỉ cần có vốn gián tiếp góp vào thông qua doanh nghiệp có vốn ĐTNN (Công ty F) làm tổng số vốn hơn 50% vốn điều lệ (Ông E và Công ty F – 55%) và số vốn gián tiếp cũng phải hơn 50% vốn điều lệ (Bà G-80%) thì Công ty D sẽ phải tuân theo quy định của nhà ĐTNN khi có hoạt động đầu tư.

=>Như vậy, nếu doanh nghiệp thành lập tại VN tương ứng với các ví dụ là Công ty X, A và D mà có vốn nước ngoài thuộc một trong các trường hợp (1), (2) và (3) trên khi thực hiện các hoạt động đầu tư:[3]

– Thành lập tổ chức kinh tế khác;

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

=> Thì điều kiện và thủ tục đầu tư như quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nghĩa là khi có vốn nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Vậy vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài dù gián tiếp hay trực tiếp góp vào các công ty thành lập tại Việt Nam nếu ở mức trên 50% vốn điều lệ thì doanh nghiệp đó sẽ được xem là nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại dưới 50% thì sẽ được áp dụng các quy định như là nhà đầu tư trong nước và không bị ràng buộc các thủ tục đầu tư. Bởi vì, từ mức trên 50% sở hữu vốn điều lệ trở lên trong một doanh nghiệp thì bên sở hữu vốn là nhà đầu tư nước ngoài dường như có toàn bộ sự kiểm soát và có toàn quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty đó.

Cũng có thể hiểu, các quy định trên được đặt ra là để hạn chế việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc lựa hình thức gián tiếp sở hữu vốn trên 50% khi hoạt động đầu tư tại Việt Nam để tránh né các điều kiện và thủ tục đối với nhà đầu tư nước ngoài như phải có GCN ĐKĐT đối với thành lập tổ chức kinh tế, ký kết hợp đồng BCC hay phải được chấp thuận trước khi có hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cũng như là phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai. Mà các điều kiện và thủ tục này lại không áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước.[4]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Khi nào DN có vốn nước ngoài đầu tư phải có GCN đầu tư?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Minh Cơ

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. (Điều 3.19 Luật Đầu tư 2020)

[2] Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (Điều 3.22 Luật Đầu tư 2020). Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. (Điều 3.19 Luật Đầu tư 2020)

[3] Điều 23 Luật Đầu tư 2020

[4] Điều 22, 24.2, 26, 27 Luật Đầu tư 2020

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*