Kê khai thuế khi ngày lập và ngày ký trên hóa đơn khác nhau?

Kê khai thuế khi ngày lập và ngày ký trên hóa đơn khác nhau?

Kê khai thuế khi ngày lập và ngày ký trên hóa đơn khác nhau?

Mô hình hóa đơn điện tử đã được nhiều quốc gia sử dụng rộng rãi vì tính tiện dụng, tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp nhà nước ngăn chặn được các tình trạng gian lận thuế, trốn thuế và kịp thời ngăn chặn các doanh nghiệp bỏ trốn.

Bắt kịp với xu hướng toàn cầu, Việt Nam cũng đã áp dụng hoàn toàn hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022 và các doanh nghiệp đã thích ứng rất nhanh chóng. Liên quan đến lập hóa đơn điện tử, thì việc lập hóa đơn vào ngày 1 nhưng đến ngày 2, 3 mới ký số trên hóa đơn là điều thường gặp trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trên hóa đơn sẽ hiển thị hai ngày khác nhau nên hiện vẫn có không ít doanh nghiệp bối rối về việc kê khai thuế vào ngày lập hay ngày ký?

Đầu tiên, cần hiểu ngày lập hóa đơn là gì?[1] Ngày ký số trên hóa đơn là gì?

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tương tự, ngày lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Document

Do đó, việc lập hóa đơn không phân biệt là đã thu tiền hay chưa nhưng sẽ đều là thời điểm mà bên bán/cung cấp dịch vụ chuyển giao/hoàn thành đối với hàng hóa/dịch vụ đó.

Còn ngày ký hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử, và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Pháp luật có cho phép ngày lập và ngày ký khác nhau không? Nếu khác thì khi ghi nhận và kê khai thuế thì chọn ngày nào?

Nghị định 123 có quy định như sau:

“Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”[2]

Cũng như tại quy định này có nêu, pháp luật cho phép ngày lập hóa đơn và ngày ký số trên hóa đơn là khác nhau.

Theo quy định trên thì khi hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn. Cho nên, cả bên mua và bên bán khi kê khai hóa đơn thì sẽ đều lấy thời điểm lập hóa đơn.

Tại Công văn 47147/CTHN-TTHT, Cục thuế Tp.Hà Nội cũng đã giải đáp thắc mắc về việc kê khai thuế GTGT đối với hóa đơn điện tử có ngày lập khác ngày ký và căn cứ Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Bạn đọc có thể tham khảo tại đây.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Kê khai thuế khi ngày lập và ngày ký trên hóa đơn khác nhau?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng Chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 9. Nghị định 123/2020/NĐ-CP

[2] Điều 10.9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*