Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo

Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo

Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục mầm non là cấp bậc đầu tiên trong hành trình học hỏi của mỗi người, là tiền đề để trẻ em được hình thành nhân cách, suy nghĩ, tư duy, tình cảm và các mối liên kết với xã hội. Do đó, đây là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của trẻ sau này. Việc hỗ trợ các em được ăn no mặc ấm, an tâm học hành luôn được quan tâm, đặc biệt là những gia đình thuộc diện khó khăn, v.v… Trong đó, khoản hỗ trợ tiền ăn trưa sẽ giúp các gia đình các em đảm bảo được những nhu cầu cơ bản. Hiện tại, khoản hỗ trợ tiền ăn trưa của trẻ em mầm non đã tăng lên 160.000 đồng/trẻ/tháng. Để nhận được khoản hỗ trợ này, thì cần phải đáp ứng điều kiện gì và nộp hồ sơ xin hỗ trợ ở đâu?. Nhằm trả lời những thắc mắc của bạn đọc, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn giúp Quý bạn đọc nội dung sau.

Việc hỗ trợ sẽ được các trường mầm non phổ biến và tổ chức cũng như thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho phụ huynh trẻ em. Theo quy định, vào tháng 8 hằng năm là tháng bắt đầu năm học sẽ bắt đầu chính sách hỗ trợ.

  1. Điều kiện nhận hỗ trợ

Đối tượng được hỗ trợ đó là Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, phải đảm bảo một trong các điều kiện dưới đây:

– Trường hợp trẻ em có cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn (1)

– Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng mà thuộc một trong các trường hợp:[1](2)

1. Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi
2. Mồ côi cả cha và mẹ
3. Mồ côi cha/mẹVà người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật
4. Mồ côi cha/mẹVà người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội
5. Mồ côi cha/mẹVà người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
6. Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật
7. Cha/mẹ mất tích theo quy định của pháp luậtVà người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
8. Cha/mẹ mất tích theo quy định của pháp luậtVà người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
9. Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
10. Cha/mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.Và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.
11. Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo (3)

– Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có). (4)

– Trẻ em khuyết tật tham gia lớp học hòa nhập (5)

  1. Mức hỗ trợ[2]

Những trẻ em thuộc những điều kiện đã nêu trên đều sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng.

Và thời gian hỗ trợ sẽ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

  1. Hồ sơ[3]

Tùy thuộc vào từng đối tượng thì hồ sơ yều cầu cũng khác nhau, cụ thể như sau:

Tại đối tượng của mục (1) nộp:

Document

– Nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha/mẹ/người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Trường hợp thất lạc sổ hộ khẩu, thì nộp giấy xác nhận của công an về việc đăng ký thường trú của trẻ em

Tại đối tượng của mục (2) nộp một trong các loại giấy tờ sau:

– Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện

– Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ.

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Tại đối tượng của mục (3) nộp: Giấy chứng nhận hoặc xác nhận hộ nghèo.

Tại đối tượng của mục (4) nộp: Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công   và Giấy khai sinh của trẻ em.

Tại đối tượng của mục (5) nộp: Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện.

Lưu ý: Nộp bản sao kèm bản chính đối chiếu hoặc nộp bản sao chứng thực các loại giấy tờ trên.

* Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ sẽ được nộp tại Trường mầm non mà trẻ em đang theo học.

Về thời hạn nộp hồ sơ, các phụ huynh nên chú ý là 15 ngày kể từ ngày được Trường mầm non thông báo về khoản hỗ trợ trên.

* Thực hiện: 01 bộ hồ sơ sẽ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại Trường mầm non.

Lưu ý: Với trẻ em thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo phải nộp giấy chứng nhận là hộ nghèo, cận nghèo theo từng năm học.

* Thời gian trả lời hồ sơ là 05 ngày làm việc

* Thời gian tổng cộng xem xét, phê duyệt qua các đơn vị liên quan là 27 ngày làm việc từ lúc hết hạn nộp hồ sơ. Khi đã được cấp phê duyệt, trường mầm non sẽ thông báo công khai và thực hiện hỗ trợ.

  1. Quá trình nhận hỗ trợ[4]

Được hỗ trợ 2 lần/năm học gồm lần 1 chi trả đủ 04 tháng vào tháng 11 hoặc 12 và lần 2 sẽ trả các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.

Mỗi Trường mầm non sẽ có những phương thức để giúp phụ huynh lựa chọn như sau:

Thứ nhất, Trường mầm non giữ kinh phí để tổ chức bữa trưa

Thứ hai, Chi trả trực tiếp bằng tiền cho phụ huynh của trẻ em

* Các trường hợp khác:

– Nếu không nhận được hỗ trợ như đã quy định thì sẽ được truy lĩnh[5] trong kỳ chi trả tiếp theo.

– Nếu trẻ em chuyển trường thì tại trường mầm non đã theo học sẽ phải trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ đã nộp của phụ huynh trẻ. Còn Trường mầm non nơi chuyển đến có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan để được tiếp tục nhận hỗ trợ.

– Nếu trẻ em thôi học thì sẽ được trường mầm non báo cáo để dừng chi trả khoản hỗ trợ.

Lưu ý: Chính sách hỗ trợ trên không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người, trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người sẽ được hỗ trợ theo chính sách khác được quy định tại Nghị định 57/2017.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 5.1 Nghị định 136/2013

[2] Điều 7.2 Nghị định 105/2020

[3] Điều 7.3, 4 Nghị định 105/2020

[4] Điều 7.5 Nghị định 105/2020

[5] Được lĩnh lại khoản hỗ trợ đáng ra được hưởng vào kỳ trước

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Giáo Dục

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*