Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

(Cập nhật, bổ sung vào ngày 18/04/2022)

Tình huống: Chị Anna, một người Mỹ gốc Việt gửi câu hỏi đến cho Luật Nghiệp Thành: “Tôi là Anna, là người Mỹ gốc Việt (cha tôi là người Việt hiện đang sống tại Việt Nam).

Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, bây giờ tôi muốn quay trở về nước để có thể chăm sóc cha và muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam có được không? Nếu được thì tôi cần chuẩn bị những gì và thủ tục thực hiện ra sao? Mong nhận được sự phản hồi và tư vấn của Luật sư.

Trả lời: Chào chị Anna! Theo như lời kể của chị thì chị là người Mỹ gốc Việt và hiện tại chị không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có mong muốn được nhập quốc tịch Việt Nam.

Vì là người Mỹ gốc Việt, đang sinh sống và làm việc tại Mỹ nên chị thuộc trường hợp “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Và vì chị có cha là người Việt và hiện đang sống tại Việt Nam nên khi chị muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ được miễn trừ một số điều kiện như: Phải biết tiếng Việt, thời gian thường trú tại Việt Nam từ 05 năm trở lên và có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam[1]. Tuy nhiên, chị cần phải đảm bảo các điều kiện sau để có thể được xem xét cho nhập quốc tịch.

1) Điều kiện để người nước ngoài, gốc Việt được nhập quốc tịch Việt Nam

Về cơ bản, một cá nhân muốn được nhập quốc tịch Việt Nam phải trong tình trạng có đầy đủ nhận thức và đang không bị pháp luật tước bỏ hay hạn chế các quyền dân sự của mình. Ngoài ra, cá nhân đó còn phải đáp ứng được các điều kiện về khả năng ngôn ngữ, điều kiện về kinh tế và điều kiện về thời gian cư trú thì mới được xem xét cho nhập quốc tịch (ngoại trừ các trường hợp được miễn các điều kiện này[2]). Chị cần đáp ứng 2 điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam[3];

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và tôn trọng các truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam[4];

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, chị tiến hành chuyển qua bước chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục như sau để có thể xin nhập quốc tịch:

Khi đã đáp ứng đủ 2 các điều kiện cần thiết nêu trên thì chị Anna chuyển qua bước chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các bước thủ tục như sau để có thể xin nhập quốc 2) Thành phần hồ sơ và trình tự, thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam

Chị sẽ được miễn một số giấy tờ trong hồ sơ như: Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (ví dụ: Bản sao Thẻ thường trú, tạm trú); Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam[5]. Ngoại trừ các giấy tờ được miễn nêu trên thì chị cần chuẩn bị hồ sơ với các thành phần sau đây:

Bước 1: Thành phần hồ sơ

Chuẩn bị 03 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, bao gồm các loại giấy tờ sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

1. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam[6];

2. Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế[7];

Lưu ý:

Các giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó[8];

Trong trường hợp chị Anna có con chưa thành niên cùng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì phải nộp Bản sao Giấy khai sinh của đứa trẻ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ mẹ con và văn bản thoả thuận của chị và cha đứa bé về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con[9];

3. Bản khai lý lịch[10];

4. Phiếu lý lịch tư pháp: Nếu chị đang cư trú ở Mỹ thì Phiếu lý lịch tư pháp này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của Mỹ cấp. Còn nếu hiện tại chị đã về cư trú tại Việt Nam thì Phiếu này sẽ do Sở Tư pháp nơi chị đăng ký tạm trú cấp[11]. Hiện tại, việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp có thể đăng ký online thông qua địa chỉ: https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home

Lưu ý: Phiếu lý lịch tư pháp này phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày trước ngày nộp hồ sơ.

5. Nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác (giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của chị và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) chứng minh quan hệ cha con giữa chị và cha của mình[12];

Lưu ý: Chị cần chuẩn bị cho mình một cái tên bằng tiếng Việt. Tên gọi này do chị tự lựa chọn và sẽ được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam[13].

Hơn nữa, trường hợp của chị (có cha là công dân Việt Nam) thì sẽ được xem xét đối với việc có đồng thời cả quốc tịch Mỹ và quốc tịch Việt Nam.

Bước 2: Địa điểm nộp hồ sơ

Nộp 03 bộ hồ sơ như đã nêu trên đến:

+ Sở tư pháp nơi chị đang cư trú (nếu đang cư trú tại Việt Nam)[14] và đóng lệ phí để thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam. Lệ phí thực hiện thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam: 3.000.000 đồng[15].

+ Đến cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ nếu hiện tại chị đang cư trú tại Mỹ.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ[16]

Trong trường hợp chị nộp hồ sơ đến cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ thì hồ sơ này sẽ được chuyển giao từ Bộ Ngoại giao sang cho Bộ tư pháp.

Hồ sơ sẽ được xem xét, thẩm định và xác minh bởi các cơ quan bao gồm: Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ tư pháp, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước.

Trong trường hợp xét thấy chị đáp ứng đủ các điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam thì Bộ Tư pháp sẽ gửi thông báo bằng văn bản để chị thực hiện thôi quốc tịch Mỹ (trừ trường hợp chị có mong muốn, xin giữ lại Mỹ và được sự đồng ý của chủ tịch nước). Chủ tịch nước là người có vai trò quyết định cuối cùng rằng sẽ chấp thuận hay từ chối việc cho chị nhập quốc tịch Việt Nam.

Thời gian xem xét, giải quyết hồ sơ: Tổng thời gian xem xét và giải quyết hồ sơ là 115 ngày kể từ ngày người tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian giải quyết hồ sơ có thể kéo dài hơn thời gian quy định bởi nó còn phụ thuộc vào thời gian xem xét, thẩm định và chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan Nhà nước nêu trên.

Kết quả về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được thông báo đến chị sau khi chủ tịch nước xem xét và ra quyết định. Nếu chủ tịch nước chấp thuận thì chị sẽ nhận được bản sao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Đối với trường hợp người nước ngoài muốn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết Điều kiện người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam đã được đăng tải trên Web Tuvanluat.vn của chúng tôi. Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Hồ sơ, thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam”

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

Cập nhật, bổ sung vào ngày: 04/04/2022

Người bổ sung: Huỳnh Ngọc Phương Thảo

 

[1] Điều 19.2.(a), Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[2] Điều 19. 2 Luật Quốc tịch 2014

[3] Điều 19.1.(a), Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[4] Điều 19.1.(b), Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[5] Điều 20.2, Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[6] Mẫu ký hiệu TP/QT-2020-ĐXNQT.1ban hành kèm Thông tư 02/2020/TT-BTP

[7] Điều 20.1.(b), Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[8] Điều 10.1.(a) Mục 1, Chương II Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[9] Điều 10.1.(c) Mục 1, Chương II Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[10] Mẫu ký hiệu TP/QT-2020-TKLL ban hành kèm Thông tư 02/2020/TT-BTP

[11] Điều 20.1.(d), Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[12] Điều 10.1.(a)  Mục 1, Chương II Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[13] Điều 19.4, Mục 2 Luật Quốc tịch  2014

[14] Điều 21.1, Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

[15] Mục 2, Phần II, Quyết định số 1021/QĐ-BTP

[16] Điều 21, Mục 2 Luật Quốc tịch 2014

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Cá Nhân
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*