Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo

Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo

Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo

(Cập nhật, bổ sung ngày: 11/7/2022)

Tạp chí tài chính Việt Nam nhận định: “Tăng vốn ảo là thành công tăng vốn trên sổ sách, nhưng dòng tiền thực tế không tăng”. Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp thực hiện hành động tăng vốn ảo, tuy nhiên, hậu quả pháp lý của hành động này gây nên nhiều sự bất cập cho doanh nghiệp trong tương lai và nếu bị cơ quan nhà nước phát hiện, sẽ chịu những chế tài.

Cùng Luật Nghiệp Thành phân tích một số điểm bất cập trong việc tăng vốn ảo nhé!

Nguồn: Internet

1. Tổng quan chung về tăng vốn ảo

Vốn đầu tư[1] là tiền, vật quy đổi được thành tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu,trái phiếu, hối phiếu,…) và các quyền tài sản (quyền sở hữu nhà đất, quyền sở hữu xe máy,…) để thực hiện hoạt động kinh doanh đầu tư.

Vốn điều lệ[2] là số tiền đã, đang và sẽ góp của các thành viên trong công ty khi công ty mới thành lập.

Vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ đối với doanh nghiệp, thể hiện sức sống và tiềm lực phát triển của mình trên thị trường kinh tế. Nhà đầu tư, khi nhìn vào các báo cáo tài chính, số vốn của doanh nghiệp để quyết định đầu tư vào hạng mục của công ty.

Điều này gây nên tình trạng, các doanh nghiệp ồ ạt tăng vốn đầu tư, tăng vốn điều lệ ảo để tạo sức thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào dự án của mình.

Trên thực tế, đã có vụ việc của CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA): Sự tăng vốn gấp 100 lần từ năm 2008 đến năm 2016, con số vốn lên đến 800 tỷ. Điều này gây sự thu hút của cơ quan quản lý nhà nước, và được nhận định đã có sự chuyển dịch vốn ảo giữa các công ty của người điều hành và thu tiền đầu tư các nhà đầu tư mà không thực hiện dự án. Hậu quả, công ty đã buộc phải hủy niêm yết trên sàn chứng khoán và gần như biến mất trên sàn chứng khoán, tỷ lệ doanh thu của công ty trong 6 tháng tiếp theo cũng vì vậy mà sụt giảm lên đến 70%.

2. Các hậu quả pháp lý đối với việc tăng vốn ảo khi mới thành lập doanh nghiệp

Hậu quả 1: Bị phạt hành chính

Document

Mức phạt dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng.[3]

Ngoài ra, bạn còn phải khắc phục hậu quả bằng việc đi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ đúng với thực tế.

Hậu quả 2: Khi vay vốn ngân hàng, tiền lãi số tiền vay vốn sẽ không được tính vào chi phí được trừ để giảm thuế cho doanh nghiệp.

CCPL: Điều 4.2.18 Thông tư 96/2015 TT-BTC

Tình huống:

Doanh nghiệp A có VĐL ảo: 8 tỷ đồng

VĐL thực tế: 3 tỷ đồng

Lãi ngân hàng: 1%/tháng

TH1: Thực hiện dự án 5 tỷ đồng

Bạn sẽ phải vay tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng 2 tỷ đồng và trả 240 triệu đồng tiền lãi/năm.

Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, VĐL đăng ký của bạn 8 tỷ đồng, dự án chỉ 5 tỷ đồng, tại sao bạn lại đi vay thêm 2 tỷ đồng để thực hiện? Và trong trường hợp này, bạn không được trừ một đồng lãi vay nào vào chi phí được trừ khi xác định thuế của doanh nghiệp.

TH2: Thực hiện dự án 9 tỷ đồng

Bạn sẽ phải vay vay tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng 6 tỷ đồng, tiền lãi trong trường hợp này là 720 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ được trừ 120 triệu đồng (tương ứng 1 tỷ đồng – số tiền vay thêm so với VĐL 8 tỷ đồng). Như vậy, thay vì được trừ chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN 720 triệu đồng, bạn sẽ chỉ được trừ 120 triệu đồng trên thực tế.

  1. Hậu quả khi tăng vốn đầu tư ảo khi công ty đã đi vào hoạt động

Thứ nhất, nếu công ty tham gia sàn chứng khoán, giá cổ phiếu công ty lao dốc giảm rất mạnh.[4]

Thứ hai[5], bạn phải nộp bổ sung số tiền ký quỹ hoặc bổ sung bảo lãnh ký quỹ tương ứng số vốn tăng thêm.

Thứ ba, bạn sẽ phải thực hiện hành vi khai khống số liệu. Theo đó, vốn đầu tư lớn, doanh thu thu vào không được quá bé vì có thể dẫn đến sự nghi ngờ của cơ quan nhà nước. Và trên thực tế, bạn không thực hiện đầu tư, không có số liệu thu chi thực tế, từ đó dẫn đến phải khai khống số liệu để che đậy vốn đầu tư ảo của mình.

Mức phạt tối đa đối với hành vi lập, báo cáo sai hóa đơn đối với tổ chức là 100 triệu đồng, 50 triệu đồng đối với cá nhân.[6]

Thứ tư, bạn bị phạt vi phạm hành chính nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện hành vi tăng vốn đầu tư ảo với mức phạt dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.[7]

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Hậu quả pháp lý của việc tăng vốn ảo”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Minh Cơ

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.23 Luật Đầu tư 2020.

[2] Điều 4.34 Luật Doanh nghiệp 2020.

[3] Điều 46.3 và Điều 46.4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

[4] [https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/nhan-dien-tang-von-ao-307264.html].

[5] Điều 26.9(d) Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

[6] Điều 7.1(b) Nghị định 125/2020 NĐ-CP

[7] Điều 17.2(a) Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Document
Categories: Doanh nghiệp

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*