Giảm trừ gia cảnh đối với cháu nội, cháu ngoại

Giảm trừ gia cảnh đối với cháu nội, cháu ngoại

Giảm trừ gia cảnh đối với cháu nội, cháu ngoại

Đăng ký người phụ thuộc để được đưa vào khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những chính sách có lợi cho người nộp thuế (“NNT”). Mục đích là để gia tăng khả năng tài chính, nâng cao mức sống cho người nộp thuế lẫn người phụ thuộc. Giảm trừ gia cảnh được hiểu là số tiền thuế sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế của NNT trước khi tính thuế đối với thu nhập của NNT từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công.

Người phụ thuộc thông thường sẽ được đăng ký là con, vợ, chồng, cha, mẹ của NNT. Thế thì cháu nội, cháu ngoại của NNT có thể được xem xét là để đăng ký là người phụ thuộc?

“Theo quy định, cháu nội, cháu ngoại của NNT được xem là người phụ thuộc của NNT khi người đó không nơi nương tựa mà NNT đang phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Nội dung này cũng được làm rõ tại Công văn 4758/TCT-DNNCN ngày 26/10/2023 của TCT gửi đến Cục thuế tỉnh Bạc Liêu”, và được trích dẫn từ Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

Nếu cháu của NNT không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau.[1]

Nếu ngay cả người cháu không có anh chị, em để chăm sóc, nuôi dưỡng cháu thì ông bà nội, ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.[2]

Như vậy, khi cả cha mẹ, anh chị, em là những người có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng của người cháu không có, không còn hoặc không có điều kiện thì lúc này ông, bà của người cháu là NNT là người chăm sóc, nuôi dưỡng.

Document

Vậy có thể hiểu, nếu đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cháu nội, cháu ngoại mà vẫn còn bố mẹ đang trong độ tuổi lao động, vẫn có khả năng lao động và nuôi dưỡng cháu thì không thuộc đối tượng giảm trừ gia cảnh.

Bên cạnh đó, về độ tuổi cháu nội, cháu ngoại để được xét là người phụ thuộc thì người cháu có thể là người dưới độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động. [3]

Trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện là:

– Bị khuyết tật, không có khả năng lao động

– Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng

Với người phụ thuộc thì mức giảm trừ gia cảnh theo quy định hiện tại là 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc.[4] Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN theo luật thuế mới từ năm 2020”

 

Trên đây là nội dung tư vấn về Giảm trừ gia cảnh đối với cháu nội, cháu ngoại”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

[2] Điều 104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

[3] Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC

[4] Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

Document
Categories: Thuế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*