Giá thu gom rác ở Thành phố Hồ Chí Minh

Giá thu gom rác ở Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể khẳng định rằng, vấn đề rác thải sinh hoạt, đặc biệt là giá thu gom rác là một trong những vấn đề đang được quan tâm trong dư luận xã hội Việt Nam hiện nay nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì lẽ đó, bài viết dưới đây xin được chia sẻ về vấn đề giá thu gom rác ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Giá thu gom rác ở Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Mức phí thu gom rác trong giai đoạn 2008- 2018:

Trong giai đoạn này, giá thu gom rác ở Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quyết định 88/QĐ-UBND về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường: Lưu ý quyết định này đã hết hiệu lực vào ngày 01/01/2018, nhưng mức phí vẫn giữ nguyên cho đến khi  Quyết định 38/2018/QĐ/UBND có hiệu lực vào ngày 01/11/2018.

Theo quyết định này thì mỗi hộ gia đình phải đóng tiền rác hằng tháng với mức thu tiền rác trung bình từ 10 đến 20 nghìn đồng, trừ các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo[1]. Song mức thu tiền rác này có sự khác nhau cơ bản giữa các hộ gia đình ở nội thành, ngoại thành, hộ ở mặt tiền đường và các hộ trong hẻm và các đối tượng không phải hộ gia đình (doanh nghiệp, quán ăn, nhà hàng, khách sạn…). Cụ thể,  mức phí thu tiền rác như sau: [2]

  • Đối với hộ gia đình:
Đối tượngMức phí

(đồng/tháng)

Nội thành

(Quận)

Mặt tiền đường20.000
Trong hẻm15.000
Ngoại thành – vùng ven

(Huyện)

Mặt tiền đường15.000
Trong hẻm10.000
  • Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm cà mức phí sau:
Đối tượng ngoài hộ dânMức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường)
Nhóm 1:

– Các quán ăn – uống sáng tối trong nhà và vỉa hè

được phép sử dụng.

– Cơ sở thương nghiệp nhỏ

– Trường học, thư viện.

Document

– Cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Có khối lượng chất thải rắn phát sinh

< 250 kg/tháng.

60.000 đồng/cơ sở/tháng
Nhóm 2:

– Các quán ăn – uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng.

– Cơ sở thương nghiệp nhỏ

– Trường học, thư viện.

– Cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Có khối lượng chất thải rắn phát sinh

>250 kg/tháng ≤ 420 kg/tháng

110.000 đồng/cơ sở/tháng
Nhóm 3:

– Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày;

– Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn;

– Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại;

– Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công trình xây dựng…

176.800 đồng/m3/tháng

(Hệ số quy đổi 1m3 rác = 420 kg rác)

  1. Giá thu tiền rác giai đoạn từ 01/11/2018 trở về sau:

Theo quyết định 38/2018/QĐ-UBND thay thế quyết định 88/2008/QĐ-UBND TP.HCM thì đã thay đổi khái niệm mức phí bằng mức giá. Mức giá thu gom rác ở thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước, vì theo một số quan điểm của Sở Tài nguyên và môi trường TP. HCM thì mức thu tiền rác này đã không còn phù hợp với tình hình mới (giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đã tăng lên).

Mặc dù  theo xu hướng tiến bộ, nhằm đảm bảo tính công bằng hơn, nhưng so với quyết định trước thì còn tồn tại những hạn chế nhất định vì không phân rõ từng đối tượng, trong đó có hộ nghèo. Cụ thể  mức giá tối đa đối với dịch vụ, thu gom, vận chuyển rắn sinh hoạt là 247 đồng/1 kg và giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 475 đồng/kg. Mức giá này áp dụng từ 2022 trở đi, mức giá này tính theo kg cho mọi đối tượng:[3]

Nội dungĐơn vị tínhLộ trình
Năm 2018 – 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022 trở đi
1. Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước
a) Giá tối đa đối với dịch vụ thu gom tại nguồn
Thu gom thủ côngĐồng/kg364364364364
Thu gom cơ giớiĐồng/kg166166166166
b) Giá tối đa đối với dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạtĐồng/kg40133,5227247
2. Giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng ngân sách nhà nướcĐồng/kg475

Trên đây là bảng lộ trình từ 2018-2022 trở đi do UBND Thành phố dựa trên đề xuất, tờ trình của Sở Tài Nguyên và Môi trường TPHCM trước đó, để đưa ra mức giá tối đa phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, mức giá này Sở đã dựa theo các ước tính về quy mô dân số, tỉ lệ thu gom, tỉ  lệ rác thải Theo đó trung bình mỗi hộ 5 người, 1 người sử dụng 0,8 kg rác thải.

Cụ thể, theo lộ trình trung bình từng hộ dân phải trả với mức giá 138 nghìn đồng/1 tháng, trước mắt thì tiền rác phải trả là 48 nghìn đồng/tháng (chưa bao gồm phí xử lý rác thải). Mức giá trên dựa trên các “ước tính”, “số liệu chưa đúng tình hình thực tế”,  và liệu rằng các “ước tính” “số liệu” bình quân 1 hộ/5 người này có thực sự đảm báo tính chính xác và công bằng cho mọi đối tượng, khi mỗi hộ dưới 5 người chiếm phần lớn, có hộ đi làm không ở nhà thường xuyên, có hộ lén lút để nhờ rác hộ kế bên, bỏ rác ở các bãi rác “công cộng”, “tự phát”.

Xét đến lượng rác thải, rõ ràng với cách sinh hoạt và lối sống  khác nhau thì  lượng rác thải không thể giống nhau. Lượng rác thải của hộ gia đình thuộc diện khó khăn càng không thể so bì với các hộ gia đình có điều kiện kinh tế ổn định và càng không thể so sánh với các nhà trọ, đơn vị kinh doanh  nhà hàng, khách sạn…. Mức giá này áp dụng chung cho các đối tượng liệu rằng có hợp tình hợp lý.

Mặt khác,  ở thời điểm hiện tại lại chưa có bảng giá cụ thể, các cách hiểu khác nhau, nên việc thực thi quyết định, dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn, bỏ ngõ. Thực tế, mỗi địa phương áp dụng các mức giá khác nhau chẳng hạn như ở ấp 5, xã Phước Kiển (Nhà Bè) với mức thu tiền rác hiện nay là 25.000 đồng/1 hộ dân, ở xã Phú Xuân (Nhà Bè) là 30.000 đồng/1 hộ dân….

Song với việc thu gom xử lý rác thải từ lâu nay vẫn còn tồn tại song song  hai mô hình của đơn vị dịch vụ công ích và dân lập, trong đó dân lập chiếm phần lớn. Tuy nhiên chính sách hiện tại không hề đề cập đến các đơn vị dân lập, cũng như phải quản lý, kiểm soát mức giá đơn vị này ra sao, dẫn đến việc mỗi nơi thu phí mỗi kiểu nhưng trong quyết định lại áp dụng chung cho đối tượng dân lập[4].

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về mức thu tiền rác theo giá tính mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm bài viết liên quan tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Nguồn bài viết: Tổng hợp.

Luật sư tư vấn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 1 Quyết định 88/2008/QĐ-UBND TP.HCM về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

[2] Điểu 2 Quyết định 88/2008/QĐ-UBND TP.HCM về phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường.

[3] Điều 3 Quyết định 38/2018/QĐ-UBNDTP.HCM

[4] Điều 1 Quyết định 38/2018/QĐ-UBNDTP.HCM

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Môi Trường

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*