Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển làm công việc khác, sa thải đối với NLD là cán bộ công đoàn không chuyên trách
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển làm công việc khác, sa thải đối với nlđ là cán bộ công đoàn không chuyên trách
Hỏi:
Công ty tôi muốn sa thải một nhân viên do nhân viên này thường xuyên tự ý nghỉ việc. Tuy nhiên, nhân viên này lại là cán bộ công đoàn không chuyên trách vậy khi sa thải có cần điều kiện gì không?
Trả lời:
Chào bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Luật Nghiệp Thành xin được tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật lao động, thì công ty khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển NLĐ sang làm công việc khác, sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.
Ngoài ra, trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.[1]
Tại sao pháp luật đặt ra vấn đề NSDLĐ phải thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức công đoàn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển NLĐ sang làm việc khác, sa thải NLĐ ?
Nguyên nhân là do hoạt động của tổ chức công đoàn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ nên pháp luật lao động đã quy định các điều kiện nhằm đảm bảo hoạt động của các thành viên trong công đoàn. NLĐ là cán bộ công đoàn không chỉ đơn thuần là một bên trong quan hệ lao động với NSDLĐ, mà còn là thành viên của tổ chức công đoàn. Chính vì vậy, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển làm công việc khác, sa thải NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách phải thỏa thuận với công đoàn.
Nếu NSDLĐ không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi cá nhân vi phạm [2].
Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân[3].
Luật Nghiệp Thành cám ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về Đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyển làm công việc khác, sa thải đối với nlđ là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Cập nhật, bổ sung: ngày 28/01/2021
Người bổ sung: Lê Thị Tú Anh
Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 11/02/2022
Người bổ sung lần 2: Bùi Thị Như
[1] Điều 117.3 Bộ luật Lao động 2019
[2] Điều 35.2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
[3] Điều 6.3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP