Đối tượng nào bị kiểm tra PCCC

Đối tượng nào bị kiểm tra PCCC

Đối tượng nào bị kiểm tra PCCC

An toàn phòng cháy chữa cháy (sau đây gọi tắt là “PCCC”) là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người. Để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ tại các cơ sở kinh doanh. Trong khuôn khổ bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi đối tượng nào bị kiểm tra PCCC.

1. Đối tượng bị kiểm tra PCCC bao gồm[1]:

– Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC thuộc quy định tại PHỤ LỤC I. Bạn có thể tham khảo bài viết “Hồ sơ phòng cháy chữa cháy cho hộ kinh doanh” của chúng tôi để có thêm kiến thức về quy định này.

– Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Ví dụ: Một cụm công nghiệp với nhiều nhà máy và xưởng sản xuất.

– Công trình xây dựng trong quá trình thi công (trừ cơ sở quốc phòng phục vụ mục đích quân sự) thuộc quy định tại PHỤ LỤC V. Ví dụ: Công trình xây dựng trung tâm thương mại có khối tích từ 3.000 m3 trở lên đang trong giai đoạn hoàn thiện.

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC. Ví dụ: Công ty cung cấp thiết bị PCCC như bình chữa cháy, hệ thống báo cháy.

2. Nội dung kiểm tra bao gồm[2]:

Document
 

Đối tượng kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Điều kiện an toàn về PCCCCơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới.Khu chung cư phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sơ đồ về PCCC, lối thoát hiểm, hệ thống điện, chống sét[3],…
RừngKhu bảo tồn thiên nhiên phải đảm bảo các nội dung cơ bản như biển báo, biển cấm lửa, hệ thống cảnh báo cháy rừng[4],…
Công trình xây dựng trong quá trình thi côngCông trường xây dựng trung tâm thương mại phải đảm bảo việc lắp đặt biển chỉ dẫn thoát nạn, hệ thống điện,…
Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC (kinh doanh đúng ngành nghề đã được cơ quan Công an cấp phép).Công ty tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC phải đảm bảo có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định đã được công nhận chất lượng[5],…
Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừngTrách nhiệm của chủ dự án xây dựng phải đảm bảo có phương án chữa cháy, cung cấp và duy trì các thiết bị PCCC,…
Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.Khu công nghiệp phải đảm bảo có nguồn nước chữa cháy, hệ thống giao thông và khoảng trống cho phương tiện chữa cháy[6],…

Lưu ý:

– Đối tượng bị kiểm tra PCCC không đạt yêu cầu có thể đối mặt với các hình thức xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Đình chỉ hoạt động do vi phạm PCCC của chúng tôi để tìm hiểu thêm về trường hợp này.

– Sau khi cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, Cục Cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm an ninh, trật tự theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền[7].

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đối tượng nào bị kiểm tra PCCC”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Thị Tuyết Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Luật sư kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 16.1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[2] Điều 16.2 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Điều 1.8(a) Nghị định 50/2024/NĐ-CP

[3] Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

[4] Điều 47 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP

[5] Điều 41.3(b) Nghị định 136/2020/NĐ-CP

[6] Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

[7] Điều 16.4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Điều 1.8(c) Nghị định 50/2024/NĐ-CP

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*