Điều kiện và thủ tục xuất khẩu nông sản

Điều kiện và thủ tục xuất khẩu nông sản

Điều kiện và thủ tục xuất khẩu nông sản

Hiện nay nhu cầu trồng trọt các loại nông sản như các loại trái cây, rau củ,… ngày càng nhiều và càng chất lượng do được cải tiến đáng kể về công nghệ nên nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng này ra nước ngoài tiêu thụ nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn. Sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ hướng dẫn bạn đọc thực hiện thủ tục xuất khẩu các mặt hàng nông sản:

1.Kiểm tra thông tin về điều kiện

Trái cây, nông sản là loại mặt hàng không bị cấm xuất khẩu[1] theo quy định.

+ Kiểm tra xem tại nước nhập khẩu có cho phép nhập khẩu những loại nông sản nào của Việt Nam.

+ Tại một số nước yêu cầu nguồn gốc xuất xứ của nông sản phải được chứng nhận mã vườn trồng quy định theo niêm yết của Cục bảo vệ thực vật.

+ Thuế VAT: Theo quy định hiện thành xuất khẩu, thì thuế VAT với các mặt hàng hóa xuất khẩu là: 0%.

+ Thuế xuất khẩu: nông sản không thuộc vào danh sách mặt hàng chịu thuế xuất, bởi vậy khi xuất khẩu nông sản người xuất khẩu không cần nộp thuế xuất khẩu.

Lưu ý:  các mặt hàng xuất khẩu từ khâu bảo quản, đóng gói, vận chuyển, tất cả phải được sắp xếp một cách chặt chẽ và khoa học để đảm bảo hàng không bị hư hỏng và chất lượng được tốt nhất. Với những loại mặt hàng hóa đặc biệt hàng trái cây thì trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra tình trạng bị dập nát, hư hỏng.

2.Thủ tục hải quan khi xuất khẩu

Bộ chứng từ làm thủ tục xuất khẩu bao gồm[2]:

Document

Contract (hợp đồng);

Invoice (hóa đơn thương mại);

Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);

Tờ khai hải quan[3];

Certificate of Origin (chứng nhận nguồn gốc xuất xứ) (nếu có)

Quality of Certificate (chứng nhận chất lượng sản phẩm) (do người nhập khẩu yêu cầu để đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu đủ điều kiện)

Phytosanitary (kiểm dịch thực vật) vì đây sản dản phẩm có nguy cơ dịch hại[4]

Xem thêm bài viết: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng

3.Trình tự thực hiện

– Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.

– Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

4.Cơ quan tiếp nhận

+ Hệ thống một cửa quốc gia

+ Thời gian giải quyết:

– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định[5]

– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Xem thêm bài viết: Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi để biết thêm về quy trình kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề “Điều kiện và thủ tục xuất khẩu nông sản”.

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Hoàng Thị Loan

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)

[2] Điều 1.5 thông tư 39/2018/TT-BTC

[3] Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

[4] Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT

[5] Điều 23.1 Luật Hải quan 2014

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*