Điều kiện người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam

Việt Nam là quốc gia hội tụ những yếu tố tốt đẹp, một nơi lý tưởng để sống và làm việc. Một đất nước có nền kinh tế đang phát triển với chỉ số tương đối cao và ổn định tạo nên cơ hội việc làm lớn và thu nhập cũng tương đối cao, chi phí sinh hoạt thấp, giá cả hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam rẻ hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Khí hậu ôn hòa, dễ chịu đặc biệt là Tp Hồ Chí Minh luôn di trì nhiệt độ ấm nhiệt độ trung bình không dưới 25 độ C, Việt Nam nổi tiếng với vô vàng những cảnh đẹp tuyệt sắc của thiên nhiên ban tặng như Vịnh Hạ Long, Ninh Bình, Phú Quốc,… hàng chục bãi biển trải dài trên cả nước và cả những di tích lịch sử hào hùng, là một điểm đến du lịch thật sự hấp dẫn của du khách. Một nền văn hóa vô cùng phong phú đa dạng nhưng đậm chất bản sắc dân tộc và đặc biệt nhất ở Việt Nam là yếu tố con người, thân thiện, hòa đồng, mến khách….

Cũng chính những yếu tố ấy, nên Việt Nam luôn là sự lựa chọn của nhiều người nước ngoài cho việc định cư lâu dài. Và cũng có nhiều người nước ngoài đã sống và làm việc tại Việt Nam hơn 5 – 7 năm muốn nhập quốc tịch Việt Nam để thuận tiện cho việc sở hữu nhà đất lâu dài sau này và một số quyền lợi khác, nhưng do không đủ kiến thức về pháp luật Việt Nam nên không biết mình đã đủ điều kiện để được xin nhập vào quốc tịch Việt Nam hay chưa.

Dưới đây Luật Nghiệp Thành sẽ chia sẻ cho bạn về các điều kiện khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.

I) Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

Người nước ngoài, người không có quốc tịch có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện cơ bản dưới dây[1]:

  1. Người muốn xin nhập quốc tịch cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo pháp luật Việt Nam; năng lực hành vi dân sự ở đây tức là người đó phải nhận thức được, làm chủ được hành vi của mình và tự thực hiện hành vi của mình để xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự;
  2. Không biết dù là người có quốc tịch nước nào nhưng khi muốn trở thành người có quốc tịch Việt Nam thì cần phải tuân thủ Hiến Pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam;
  3. Người nhập quốc tịch Việt Nam cần phải biết Tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam đủ ở đây có thể được đánh giá qua khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng Tiếng Việt hoặc có thể đánh giá thông qua giao tiếp với công dân Việt Nam trong môi trường sống và làm việc của người này;
  4. Đã sống và làm việc tại Việt Nam đến lúc xin nhập quốc tịch là phải từ 5 năm trở đi, người xin nhập quốc tịch phải đang thường trú tại Việt Nam được Công an có thẩm quyền cấp thẻ thường trú và thời gian thường trú của người nước ngoài được tính dựa vào ngày mà họ được cơ quan Công an cấp thẻ thường trú;
  5. Người xin nhập quốc tịch tại Việt Nam cần phải có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam việc đảm bảo đó được chứng minh qua các khoản thu nhập hợp pháp của người đó, tài sản sở hữu tại Việt Nam hoặc sự bảo lãnh của các cá nhân, tổ chức khác tại Việt Nam;
  6. Đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam mà đã có quốc tịch nước khác thì cần phải thôi quốc tịch nước ngoài đó trước khi xin nhập quốc tịch Việt Nam. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt được giữ 2 quốc tịch và đối với những trường hợp này thì phải được Chủ Tịch Nước xem xét và quyết định;
  7. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam, tên Việt Nam do người xin nhập tịch lựa chọn theo ý mình và được ghi vào Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và cái tên này sẽ được sử dụng trong các thủ tục hành chính tại Việt Nam. Ví dụ như: Đặng Văn Lâm.
  8. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp không gây phương hại đến lợi ích quốc gia Việt Nam, nếu nhận thấy bất kỳ một bất lợi ảnh hưởng đến quốc gia thì người xin nhập quốc tịch sẽ không được chấp nhận.

Những điều kiện để xin nhập tịch trên đây là áp dụng đối với đối với những người nước ngoài và người không có quốc tịch thông thường, vẫn có trường hợp không đủ các điều kiện trên vẫn có thể được cho nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy đó là những trường hợp nào?

II) Trường hợp được miễn một số điều kiện khi xin nhập quốc tịch Việt Nam

Document

Cụ thể những trường hợp dưới đây vẫn sẽ cho nhập quốc tịch Việt Nam cho dù họ không đáp ứng các điều kiện như biết Tiếng Việt, thời gian ở Việt Nam phải là trên 5 năm, và khả năng đảm bảo tài chính.

  1. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc là con ruột của công dân Việt Nam. Như vậy, trong trường hợp này thì họ đã có quan hệ ruột thịt hoặc quan hệ vợ chồng với một công dân Việt Nam nên việc được miễn một số điều kiện là hợp lý[2].
  2. Người đã có công lao đặc biệt trong việc đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Được thể hiện như việc họ được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của nhà nước Việt Nam kể cả trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận là có công lao đặc biệt trên cơ sở có hồ sơ[3].
  3. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam mang lại những lợi ích cho Việt Nam như việc họ là người có tài năng thực sự vượt trội trong một lĩnh vực nhất định như: khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, …. Bằng các giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương, hoặc được cơ quan nơi người đó làm việc chứng nhận và có xác nhận của cơ quan nhà nước cấp Bộ, đồng thời có cơ sở cho thấy họ sẵn sàng, tự nguyện đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực của mình sau khi được gia nhập quốc tịch Việt Nam[4].

Ta có thể thấy, những trường hợp được miễn một số điều kiện xin nhập quốc tịch hầu hết là những trường hợp đã, đang và sẽ có khả năng đóng góp to lớn cho Việt Nam, họ không những được ưu đãi về điều kiện xin nhập quốc tịch mà các trường hợp này còn được ưu đãi đặc biệt khi được cho phép có hai quốc tịch cùng lúc nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây.

III) Điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam và xin giữ quốc tịch nước ngoài:

Đây là trường hợp đặc biệt dành cho các đối tượng vừa nêu ở trên. Trong khi các trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam thì cần phải thôi quốc tịch nước ngoài (nếu có), nhưng đối với đối với các trường hợp này thì họ không cần phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây và được Chủ tịch nước xem xét và quyết định:

– Trước tiên, họ cần phải đáp ứng các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam như đã nêu ở mục I

– Có công lao đặc biệt trong đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam tương tự như trường hợp đã nêu tuy nhiên việc giữ lại quốc tịch nước ngoài là có lợi cho nhà nước Việt Nam;

– Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài và xin nhập quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với pháp luật của nước mà người đó đang có quốc tịch, tức là cần phải được sự cho phép của pháp luật nước bên kia và hệ thống pháp luật của hai nước mà người đó mang quốc tịch phải phù hợp tránh tình trạng xung đột pháp luật của hai quốc gia;

– Cần phải căn cứ vào việc, nếu như thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người đó tại nước ngoài;

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp này, không được sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân ở Việt Nam, đặc biệt không xâm hại đến tình hình an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Nhà nước Việt Nam[5].

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Phạm Văn Trình.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 19 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008

[2] Điểm a, khoản 2 Điều 19 Luật Quốc Tịch Việt Nam 2008

[3] Khoản 1 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[4] Khoản 2 Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

[5] Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP

 

Document
Categories: Cá Nhân

Comments

    Write a Comment

    Your e-mail address will not be published.
    Required fields are marked*