Điều kiện kinh doanh ngành, nghề sản xuất con dấu

Điều kiện kinh doanh ngành, nghề sản xuất con dấu

Điều kiện kinh doanh ngành, nghề sản xuất con dấu

Con dấu không còn xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đều thường có riêng cho mình một con dấu của doanh nghiệp để thuận tiện trong quá trình kinh doanh. Nắm bắt được nhu cầu đó, một số doanh nghiệp hiện nay muốn kinh doanh sản xuất con dấu. Vậy điều kiện để kinh doanh được ngành, nghề này cần đáp ứng những quy định nào? Bài viết sau đây Luật Nghiệp Thành sẽ chia sẻ kiến thức đến quý bạn đọc.

Theo quy định pháp luật thì hoạt động sản xuất con dấu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện[1].

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu gồm: sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Tất cả hình thức sản xuất con dấu này đều phải đáp ứng đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý[2].

Có nghĩa là để cơ sở đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất con dấu thì cần thực hiện 02 bước sau:

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp có chức năng sản xuất con dấu.

Bước 2: Sau khi thành lập doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp tiến hành xin thêm giấy phép con đó là Giấy phép về an ninh trật tự do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp theo quy định pháp luật.

Như vậy, cơ sở muốn kinh doanh ngành, nghề sản xuất con dấu thì ngoài việc phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì còn cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.

Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự[3]:

Document

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo mẫu số 03; (Mẫu số 03)

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp đã được thực hiện tại bước 1;

– Bản khai lý lịch theo mẫu có sẵn kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự theo mẫu của người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của cơ sở sản xuất con dấu. (Mẫu Bản khai lý lịch, Mẫu Bản khai nhân sự)

Nơi tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự đó là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi thành lập cơ sở sản xuất con dấu[4]

– Doanh nghiệp niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở kinh doanh.

– Từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh trong thời hạn không quá 05 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp hoạt động sản xuất con dấu.

– Định kỳ hàng tháng phải báo cáo tình hình chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở cho cơ quan Công an đã cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” hoặc cơ quan Công an nơi đã nộp bản cam kết.

– Kể từ khi bắt đầu hoạt động trong thời hạn không quá 20 ngày, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

+ Danh sách những người làm việc trong doanh nghiệp;

+ Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đại diện theo pháp luật trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

Đặc biệt lưu ý: Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an mới được sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình Công an hiệu; chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới được sản xuất con dấu có hình Quân hiệu, ngoại trừ các cơ sở kinh doanh đã hoạt động trước ngày 01 tháng 07 năm 2016.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện kinh doanh ngành, nghề sản xuất con dấu”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020

[2] Điều 3.1 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

[3] Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

[4] Điều 25, 26 Nghị định 96/2016/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*