Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường đại học

Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường đại học

Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường đại học

Trong xu hướng toàn cầu hoá ngày một mở rộng như hiện nay thì việc du học đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để đi du học, bên cạnh đó, để hạn chế việc chảy máu chất xám cũng như có thể thu hút người học đến từ các nước láng giềng hơn, việc các trường đại học ở Việt Nam liên kết đào tạo với nước ngoài sẽ là giải pháp tối ưu cho những vấn đề trên. Để chương trình liên kết quốc tế đi vào hoạt động thì cần có sự phê duyệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy điều kiện để một cơ sở đào tạo đại học có thể liên kết quốc tế là gì? Mời bạn đọc hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu qua một số điều kiện để trường đại học liên kết đào tạo quốc tế nhé!

1. Một số điều kiện hoạt động liên kết quốc tế

Điều đầu tiên, đối tượng.

Đó là các trường đại học tại Việt Nam hoặc nước ngoài có chất lượng giáo dục đạt chuẩn theo quy định tại nước của mỗi trường, riêng trường nước ngoài khi liên kết đào tạo với trường Việt Nam thì cần được Việt Nam công nhận chất lượng[1].

Bạn đọc có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học tại Việt Nam, xem tại Chương II Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT

Thứ hai, hình thức liên kết[2].

– Liên kết đào tạo trực tiếp (face-to-face);

– Liên kết đào tạo trực tuyến (online);

– Liên kết đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến (blended).

Thứ ba, đối tượng tuyển sinh vào học phải đáp ứng trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ[3]:

Văn bằng

đại học Việt Namđại học nước ngoàicả hai trường
Yêu cầu

đáp ứng điều kiện tuyển sinh theo quy định của pháp luật Việt Nam[4]

đáp ứng điều kiện tuyển sinh tương ứng với Việt Nam theo quy định của pháp luật nước đó

đáp ứng cả hai điều kiện đối với văn bằng Việt Nam và văn bằng nước ngoài

Thứ tư, vì liên kết chương trình học quốc tế nên trường đại học không thể không quan tâm đến chuẩn ngoại ngữ.

– Đối với chuẩn đầu vào[5]:

đại học Việt Nam

đại học nước ngoàiđại học Việt Nam và đại học nước ngoài

nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài

Trình độ ngoại ngữ tối thiểu

(theo khung ngoại ngữ 6 bậc[6])

Bậc 3Bậc 4Bậc 4

theo quy định đại học nước ngoài

Ngoài ra, một số trường đại học có thể tổ chức các khoá bồi dưỡng ngoại ngữ để giúp sinh viên đạt tiêu chuẩn đầu vào ngoại ngữ[7].

– Đối với ngôn ngữ giảng dạy[8]:

Document

Văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi

Nước ngoàiViệt Nam

Yêu cầu

– ngoại ngữ

– không phiên dịch

– tiếng Việt

– được phiên dịch

Thứ năm, chương trình đào tạo[9].

– Chương trình đào tạo của nước ngoài hoặc do hai bên cùng thiết kế có chất lượng đạt tiêu chuẩn, nội dung tôn trọng quốc gia và không gây ảnh hưởng xấu.

– Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc như có thể thấy ở một số trường có chương trình 2+2 hoặc 3+1, tức là sinh viên có thể học ở Việt Nam 2 hoặc 3 năm, và những năm còn lại sẽ học tại trường liên kết ở nước ngoài

– Các trường đại học lấy chuẩn đầu ra mà pháp luật Việt Nam quy định làm chuẩn đầu ra tối thiểu cho các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.

Bên cạnh đó, trường hợp trường đại học giảng dạy chương trình liên kết nằm ngoài sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt tiền, dao động từ 40 triệu cho đến 60 triệu đồng[10], đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động liên kết từ 6 tháng đến 1 năm[11].

Thứ sáu, đội ngũ giảng viên[12].

– Trình độ:

+ Giảng viên đại học ít nhất phải có bằng thạc sĩ trở lên;

+ Giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên môn hướng dẫn;

– Giảng viên giảng dạy các chương trình liên kết phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực.

– Giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ Bậc 5.

– Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

Thứ bảy, thời hạn liên kết đào tạo[13].

– Không quá 5 năm kể từ ngày được phê duyệt

– Có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và thoả thuận khác.

Trường hợp đã hết thời hạn gia hạn mà không gia hạn thêm thì trường đại học sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng[14].

Đối với việc hoạt động liên kết đào tạo nước ngoài khi chưa có văn bản phê duyệt hoặc khi chưa đáp ứng đủ điều kiện[15] thì:

– Với cơ sở đào tạo:

+ Phạt tiền 80 triệu đến 100 triệu đồng

– Với người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học:

+ Chuyển người học sang cơ sở đào tạo khác đủ điều kiện được phép đào tạo, hoặc

+ Huỷ bỏ quyết định nhập học và hoàn trả số tiền đã thu từ người học

2. Thủ tục phê duyệt

Bước 1: Các bên nộp hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ về liên kết đào tạo với nước ngoài)[16].

Hồ sơ gồm có[17]:

– Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt có chữ ký của hai bên – theo Mẫu số 06 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

– Bản chính Thoả thuận hoặc hợp đồng giữa hai bên

– Bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên

– Bản sao Giấy tờ chứng minh được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết

– Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục

– Bản chính Văn bản chấp thuận liên kết đào tào

– Bản chính Đề án thực hiện – theo Mẫu số 07 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, trường hợp hồ sơ không hợp lệ, các bên sẽ được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.[18].

– Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Quyết định phê duyệt liên kết đào tạo với nước ngoài sẽ được ban hành[19].

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường đại học”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Khánh Linh

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 15.1 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[2] Điều 15.3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[3] Điều 16.2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[4] Xem Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT.

[5] Điều 16.3.(d) Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[6] Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

[7] Điều 16.3.(đ) Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[8] Điều 16.4 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[9] Điều 17 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[10] Điều 19.2 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

[11] Điều 19.5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

[12] Điều 19 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[13] Điều 24 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[14] Điều 19.4 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

[15] Điều 4 và Điều 6 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.

[16] Điều 22.1 và Điều 22.2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[17] Điều 21.1 Nghị định 86/2018/NĐ-CP

[18] Điều 23.1.(c) Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

[19] Điều 23.1.(b) Nghị định 86/2018/NĐ-CP.

Document
Categories: Giáo Dục

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*