Điều kiện để nhà ở được hợp thức hóa khi xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện để nhà ở được hợp thức hóa khi xây dựng không phép, trái phép

Điều kiện để nhà ở được hợp thức hóa khi xây dựng không phép, trái phép

Không phải nhà ở, công trình xây dựng không phép, trái phép nào cũng bị phá dỡ mà vẫn có những trường hợp được “hợp thức hóa”. Bài viết dưới đây của Luật Nghiệp Thành cung cấp thông tin đến quý bạn đọc về điều kiện hợp thức hóa nhà ở khi xây dựng không phép, sai phép.

1. Hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép là gì?

Về bản chất, hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng không phép, sai phép chính là việc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng hoặc xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở, công trình xây dựng.

2. Điều kiện hợp thức hóa nhà ở không phép, trái phép

Nhà ở riêng lẻ như: nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập mà xây dựng không có giấy phép xây dựng (không phép), hoặc xây dựng không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã cấp (xây dựng trái phép) thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định để hợp thức hóa công trình, phần công trình đó[1].

Như vậy, điều kiện để được hợp thức hóa nhà ở không phép và nhà ở xây dựng trái phép là khác nhau, chi tiết như sau:

a. Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép[2]

* Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị

Điều kiện chung để được cấp phép:

– Đất xây dựng nhà ở không phép phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt và quy chế kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Document

– Cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở không phép phải đảm bảo an toàn cho công trình đang thi công, cũng như công trình gần kề và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy.

– Nhà ở xây dựng không phép phải có thiết kế xây dựng phù hợp với quy định pháp luật.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hợp lệ.

Điều kiện riêng:

– Nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng.

Chú ý: Đối với nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị.

* Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn

Nhà ở xây dụng không phép tại nông thôn phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

b. Điều kiện hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép[3]

Thứ nhất, nhà ở xây dụng trái phép phải đang thi công xây dựng.

Thứ hai, nhà ở xây dựng trái phép phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đối với khu vực thuộc quản lý kiến trúc thì mặt ngoài của nhà ở xây dựng trái phép phải phù hợp với yêu cầu về kiến trúc.

– Các vấn đề về vị trí, diện tích xây dựng của nhà ở trái phép mà làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của nhà ở thì phải thay đổi các yếu tố đó.

– Nhà ở xây dựng trái phép có thiết kế bên trong căn nhà làm ảnh hưởng đến môi trường, công tác phòng cháy chữa cháy.

Theo đó, trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng như trên thì không coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.

* Chú ý: Cá nhân, tổ chức thi công xây dựng nhà ở không phép, trái phép phải dừng thi công từ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm làm thủ tục cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính[4].

Bạn đọc tham khảo: Các trường hợp nhà ở, công trình không được chứng nhận quyền sở hữu

Bạn đọc tham khảo: Các vấn đề cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở

Trên đây là toàn bộ bài viết về “Điều kiện để nhà ở được hợp thức hóa khi xây dựng không phép, trái phép”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 16.16, Điều 81.1 Nghị định 16/2022/NĐ-CP

[2] Điều 93 Luật xây dựng 2014, sửa đổi 2020

[3] Điều 98 Luật xây dựng 2014, sửa đổi 2020

[4] Điều 5.1 Thông tư 03/2018/TT-BXD

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*