Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi tại các trại trẻ mồ côi

Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi tại các trại trẻ mồ côi

Trại trẻ mồ côi thuộc một trong các trường hợp sau: cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở khác được thành lập theo pháp luật Việt Nam để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Đầu tiên người nước ngoài muốn nhận con nuôi là người Việt Nam thì phải đáp ứng một trong những điều kiện sau đây[1]:

  • Người nước ngoài là công dân của các nước tham gia điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam như (Pháp, Italia, Canada, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, … tại các quốc gia khác bạn liên hệ với cơ quan Tư pháp để biết được nước mình có hợp tác với Việt Nam hay không).
  • Là người nước ngoài đang thường trú ít nhất 1 năm ở Việt Nam.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi sau khi đáp ứng một trong ba điều kiện ở trên[2]:

  • Người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiệntại quốc gia người đó sinh sốngđể được nhận con nuôi.
  • Không mắc các bệnh về thành kinh.
  • Lớn hơn người được nhận làm con nuôi 20 tuổi trở lên.
  • Có đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đứa trẻ sau khi nhận làm con nuôi.
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện trẻ được nhận làm con nuôi:

  • Trẻ được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi.
  • Phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi. Trường hợp cha mẹ đẻ đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. Trường hợp này nếu trẻ không còn cha mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của giám đốc bệnh viện hoặc người điều hành trại trẻ mồ côi về việc cho phép nhận con nuôi.
  • Trường hợp trẻ từ 9 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của trẻ.

Hồ sơ xin nhận con nuôi:

  • Đơn xin nhận con nuôi (Tải mẫu);
  • Mang theo hộ chiếu bản sao kèm bản chính để đối chiếu;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi tại Việt Nam của người nước ngoài (Do cơ quan tư pháp tại nơi cư trú người nước ngoài cấp);
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình (phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe (phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản (phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Phiếu lý lịch tư pháp (phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (phải được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự);
  • Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại Điều 28.2 của Luật nuôi con nuôi 2010 (Nếu có):

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ thân thích với người được nhận làm con nuôi.

+ Giấy tờ chứng minh người được nhận làm con nuôi là người khuyết tật hoặc mắt bệnh hiểm nghèo, nhiễm HIV/AIDS.

+ Xác nhận của cơ quan chức năng về việc cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

Document

Nộp hồ sơ tại Cục con nuôi hoặc cơ quan Đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quá Việt Nam ở nước ngoài).

Đối với giấy khai sinh của trẻ, nếu trẻ bị bỏ rơ từ khi sinh và không xác định được cha mẹ thì sẽ do cơ sở nhận nuôi trẻ đăng ký khai sinh và mục tên cha mẹ nếu không có thì sẽ để trống. Và sau khi hoàn tất việc nhận con nuôi thì sẽ tiến hành cập nhật thông tin cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh.

Sau khi  hoàn tất hồ sơ nhận con nuôi và cập nhật thông tin trên giấy khai sinh thì tiến hành thủ tục xuất cảnh cho trẻ ra nước ngoài.

Trước hết cần làm hộ chiếu cho trẻ, hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai được công an xã, phường nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh. Tờ khai do cha, mẹ khai ký, ghi rõ họ tên và nộp thay trẻ em (Tải mẫu tại đây).

– 02 ảnh cỡ 4x6cm.

– 02 bản sao giấy khai sinh của trẻ được nhận làm con nuôi.

– Quyết định công nhận cho phép nhận con nuôi.

Nộp hồ sơ tại công an tỉnh, thành phố nơi trẻ cư trú.

Tiến hành xin Visa di dân theo diện cha mẹ bảo lãnh con tại Lãnh sự quán nước ngoài ở Việt Nam.

Sau đó tiến hành khám sức khỏe và chích ngừa tại cơ sở y tế được Lãnh sự quán chỉ định (Đem theo sổ khám bệnh và tiêm ngừa nếu có).

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Minh Cơ

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010

[2] Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010

Document
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*