Điều kiện buôn bán giống cây trồng

Điều kiện buôn bán giống cây trồng

Điều kiện buôn bán giống cây trồng

Để trồng một cây xanh, ngoài việc con người phải biết cách chăm sóc, tưới tiêu; ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và môi trường xung quanh; thì giống cây trồng cũng là một yếu tố quyết định về sự phát triển của cây. Vì thế, việc buôn bán giống cây trồng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi lẽ việc kinh doanh, trồng trọt có thể ảnh hưởng đến thiên nhiên, môi trường, đời sống sinh hoạt của thực vật và con người. Để tìm hiểu rõ những điều kiện buôn bán giống cây trồng tại Việt Nam, chúng ta đến với bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

 (I) Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng cần lưu ý đến các điều kiện sau[1]:

  1. Có giống cây trồng; hoặc tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tự công bố lưu hành ủy quyền cho phép buôn bán;
  2. Có địa điểm buôn bán hợp pháp;
  3. Đã thông báo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng về:

– Địa chỉ buôn bán;

– Tên chủ cơ sở; hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở;

– Điện thoại liên hệ;

* Việc thông báo có thể nộp qua địa chỉ thư; bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  1. Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng gồm:

– Thông tin hợp đồng;

– Hóa đơn mua bán lô giống;

– Hồ sơ chất lượng lô giống;

– Nhãn phù hợp;

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

*Trong trường hợp buôn bán giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm thì ngoài cung cấp các tài liệu tại Tiểu mục 4 thì cần bổ sung các tài liệu sau:

– Thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng;

– Tiêu chuẩn công bố áp dụng;

– Số lượng cây;

– Thời gian giao nhận cây;

(II) Mức phạt khi cá nhân, tổ chức không tuân thủ quy định tại Mục (I)[2]

*Đối với cá nhân:

  1. Buôn bán giống thuộc loài cây trồng chính nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng/Quyết định công nhận giống cây trồng mới/Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:[3]

– Mức phạt dựa vào giá trị giống cây hoặc khoản thu lợi bất hợp pháp như sau:

Giá trị giống câyHoặcKhoản thu bất hợp phápThìMức phạt vi phạm
Dưới 50 triệuDưới 15 triệu5 triệu đến 10 triệu
Từ 50 triệu đến dưới 75 triệuTừ 15 triệu đến dưới 25 triệu10 triệu đến 15 triệu
Từ 75 triệu đến dưới 100 triệuTừ 25 triệu đến 35 triệu15 triệu đến 20 triệu
Từ 100 triệu đến dưới 125 triệuTừ 35 triệu đến dưới 50 triệu20 triệu đến 25 triệu
Từ 125 triệu đến dưới 150 triệuTừ 50 triệu đến dưới 65 triệu25 triệu đến 30 triệu
Từ 150 triệu đến dưới 175 triệuTừ 65 triệu đến dưới 80 triệu30 triệu đến 35 triệu
Từ 175 triệu đến dưới 200 triệuTừ 80 triệu đến dưới 100 triệu35 triệu đến 40 triệu
Từ 200 triệu trở lênTừ 100 triệu trở lên40 triệu đến 50 triệu

– Buộc tiêu hủy toàn bộ giống cây trồng vi phạm.

  1. Không thực hiện điều kiện ở Tiểu mục 3, Mục (I): Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu;[4]
  2. Không xuất trình được hồ sơ tại Tiểu mục 4, Mục (I):[5]

– Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu;

– Tước quyền sử dụng từ 03 đến 06 tháng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng/ Quyết định công nhận giống cây trồng mới trong trường hợp đã được cấp.

  1. Đối với trường hợp cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm mà không có đầy đủ hồ sơ tại Tiểu mục 4, Mục (I):[6]

– Mức phạt xác định theo số lượng giống cây trồng đang thực hiện hành vi buôn bán:

Số lượngMức phạt vi phạm
Dưới 100 cây giống3 triệu đến 4 triệu
Từ 100 cây đến dưới 200 cây giống4 triệu đến 5 triệu
Từ 200 cây đến dưới 500 cây giống5 triệu đến 7 triệu
Từ 500 cây trở lên7 triệu đến 10 triệu

– Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng/Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 đến 06 tháng trong trường hợp đã được cấp.

* Đối với tổ chức: mức phạt tiền = 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tổng kết, buôn bán giống cây trồng là một trong các ngành nghề kinh doanh cần tuân thủ về điều kiện hồ sơ, thủ tục cũng như đảm bảo chất lượng mà giống cây trồng thực hiện buôn bán. Vì thế, cơ sở, tổ chức buôn bán các giống cây trồng cần đảm bảo về các điều kiện đã được đề cập trong bài viết. Việc bỏ sót các điều kiện có thể khiến cơ sở bị phạt vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng; hoặc buộc tiêu hủy đối với giống cây vi phạm.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Điều kiện buôn bán giống cây trồng

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhân “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được sự phản hồi, góp ý bổ sung

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 22 Luật trồng trọt 2019 và Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP

[2] Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP

[3] Điều 11.5 và Điều 11.7.(b) Nghị định 31/2023/NĐ-CP

[4] Điều 11.1 Nghị định 31/2023/NĐ-CP

[5] Điều 11.2 và Điều 11.6 Nghị định 31/2023/NĐ-CP

[6] Điều 11.3 và Điều 11.6 Nghị định 31/2023/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*