Đăng ký khoản vay nước ngoài

Đăng ký khoản vay nước ngoài

Đăng ký khoản vay nước ngoài

Với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả đã được Luật Nghiệp Thành hướng dẫn qua hai bài viết Khoản vay nước ngoài phải đăng kýĐăng ký cấp tài khoản truy cập đối với khoản vay nước ngoài. Vậy để đăng ký các khoản vay nước ngoài này, bên đi vay là doanh nghiệp (không là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này.

A. Hồ sơ đăng ký khoản vay bao gồm như sau:[1]

1) Đơn đăng ký[2]

a) Nếu bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài thì bên đi vay in Đơn đăng ký từ Trang điện tử đó, ký và đóng dấu.

b) Nếu không khai báo tại mục a) trên, thì bên đi vay lập Đơn đăng ký theo PHỤ LỤC 01

2) Hồ sơ pháp lý của bên đi vay: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các tài liệu tương đưng khác  – Bản sao

3) Văn bản chứng minh mục đích vay – Bản sao hoặc bản chính

a) Vay để thực hiện dự án đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chu trương đầu tư

b) Vay để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh khác không phải dự án đầu tư: Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có có thẩm quyền phê duyệt

c) Vay để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Cụ thể, Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài là việc bên đi vay trả khoản nợ nước ngoài hiện hữu từ nguồn vốn vay nước ngoài mới.[3]

d) Các khoản vay ngắn hạn phải đăng ký gồm khoản vay được gia hạn trả nợ gốc trên 01 năm và không thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tròn 01 năm từ ngày rút vốn đầu tiên (nếu vẫn chưa thanh toán dư nợ gốc trong 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm trên): Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay ngắn hạn kèm theo phương án sử dụng vốn vay nước ngoài và phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài

4) Thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có) – Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt

Document

5) Văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đối với trường hợp khoản vay được bảo lãnh  – Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt

6) Trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước thì phải có: Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận cho vay nước ngoài

7) Nếu bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản[4] thì phải có xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tính hình rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) đến thời điểm đăng ký khoản vay, cụ thể trong các trường hợp sau:

a) Vay để cơ cấu lại khoản nợ: Văn bản của ngân hàng về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài

b) Phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay trung, dài hạn của DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chứng từ của ngân hàng của bên cho vay về các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành khoản vay – Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt

c) Khoản vay ngắn hạn tại mục 3.d): Văn bản của ngân hàng của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu

d) Nếu bên đi vay không thể cung cấp được xác nhận của ngân hàng do: đóng cửa, tạm dừng hoạt động trước khi thay đổi ngân hàng, hoặc thuộc trường hợp rút vốn, trả nợ khoản vay không phải thực hiện thông qua tài khoản[5], thì phải cung cấp:

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét có thông tin chứng minh bên đi vay đã tiếp nhận khoản vay, dư nợ đến thời điểm đề nghị NHNN xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài.

– Xác nhận của NHTM ở nước ngoài nơi bên đi vay mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài sử dụng để rút vốn, trả nợ khoản vay

– Thư xác nhận của Ngân hàng ở nước ngoài về số tiền bên cho vay đã thanh toán trực tiếp cho người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay.

8) Nếu là hoạt động đầu tư trực tiếp của bên cho vay là nhà đầu tư trực tiếp vào bên đi vay thì cung cấp: Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam và Xác nhận của ngân hàng về tình hình chia và chuyển lợi nhuận của bên cho vay.ư

B. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký khoản vay

Bên đi vay sẽ gửi 01 bộ hồ sơ trên tới NHNN (Vụ quản lý ngoại hối) với khoản vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền ngoại tệ khác có giá trị tương đương) hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính với khoản vay dưới 10 triệu USD cũng áp dụng cho các loại ngoại tệ tương đương.[6]

Thời hạn gửi hồ sơ[7]

Khoản vay nước ngoài

30 ngày làm việc kể từ ngày ký Thỏa thuậnKhoản vay trung, dài hạn
30 ngày làm việc kể từ ngày ký Thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiênKhoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn
30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp GCN ĐKDN, giấy phép thành lập, ngày ký hợp đồng PPP, ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau)Khoản vay phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án được cấp GCN ĐKĐT thành vốn vay nước ngoài
60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên:– Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm có ngày ký thỏa thuận gia hạn sau 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên

– Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Nếu đã thanh toán dư nợ gốc trong 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm từ ngày rút vốn đầu tiên thì không thuộc TH này.

C. Thời gian xử lý[8]

– Trường hợp đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ

– Trường hợp không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đầy đủ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đăng ký khoản vay nước ngoài

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

 

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 16 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[2] Điều 15 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[3] Điều 3.6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN

[4] Là các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài (Điều 2.2 Thông tư 08/2023/TT-NHNN)

[5] Điều 43 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[6] Điều 20.1 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[7] Điều 15.2 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[8] Điều 15.3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*