Các khoản vay nước ngoài phải đăng ký

Các khoản vay nước ngoài phải đăng ký

Các khoản vay nước ngoài phải đăng ký

Khoản vay nước ngoài được dùng chung để chỉ cho khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh hay còn gọi là khoản vay tự vay, tự trả và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. [1]

Đối với khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả, bên đi vay cần chú ý liệu mình có thuộc trường hợp phải đăng ký khoản vay với Ngân hàng nhà nước hay không. Vì nếu đã thuộc trường hợp phải đăng ký nhưng không thực hiện thì mức phạt hành chính đối với vi phạm này rất cao từ 40 đến 60 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký khoản vay.[2]

1) Khoản vay cần phải thực hiện đăng ký:[3]

KHOẢN VAY PHẢI ĐĂNG KÝ

THỜI HẠN VAY ĐỂ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ ĐĂNG KÝ

Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài Là khoản vay có thời hạn vay trên 01 năm[4]Từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài
Khoản vay ngắn hạn(1) Được gia hạn thời hạn trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 nămTừ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài
(2) Không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiênTừ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng
* Nếu bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên, thì không phải đăng ký khoản vay.

Như vậy, tất cá các khoản vay trung, dài hạn thì bên đi vay phải đăng ký. Còn những khoản vay ngắn hạn nếu có thời gian kéo dài hơn 01 năm do gia hạn thêm hoặc còn dư nợ gốc mà đã tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên trừ khi đã trả dư nợ gốc trong 30 ngày làm việc như đã nêu trên.

2) Bên thực hiện đăng ký khoản vay[5]

Document

Thứ nhất, bên đi vay, là bên ký thỏa thuận vay nước ngoài với bên cho vay là người không cư trú

Thứ hai, tổ chức chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác

Đó là trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ký hợp đồng nhận ủy thác cho vay lại với bên ủy thác là người không cư trú

Thứ ba, bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.

Thứ tư, bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú

Thứ năm, tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay đang thực hiện khoản vay nước ngoài thì thực hiện chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Khoản vay nước ngoài phải đăng ký”

Nếu bạn cảm thấy bài viế hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức tới Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.1 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[2] Điều 23.3.(g) Nghị định 88/2019/NĐ-CP

[3] Điều 11, Điều 12 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

[4] Điều 3.2 Thông tư 08/2023/TT-NHNN

[5] Điều 14 Thông tư 12/2022/TT-NHNN

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*