Đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất

Đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất

Trong các quyền của người sử dụng đất thì thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất,thường được sử dụng nhiều trong quá trình vay vốn tại Ngân hàng, một phần giúp người vay vốn thực hiện được nhu cầu của mình trả nợ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phần còn lại giúp bên cho vay vốn bảo đảm được nghĩa vụ trả nợ của người vay vốn, giảm thiểu và ngăn ngừa những rủi ro.Vậy việc vay vốn và thế chấp tại Ngân hàng có cần phải thực hiện thủ tụcgì tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi trên.

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền[1]và là một trong những bước quan trọng trong quy trình vay vốn tại Ngân hàng.

  1. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất: [2]

– Người sử dụng đất cần đáp ứng đủ các điều kiện sau để được thế chấp QSDĐ:

  • Bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh sở hữu và đất không nảy sinh tranh chấp với ai;
  • Ngoài ra, đất phải còn trong thời hạn sử dụng và cũng như không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  1. Trình trự, thủ tục thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất:

2.1. Nộp hồ sơ đăng ký thế chấp [3]

Chi nhánh /Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Trường hợp nếu địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai, thì Văn phòng đăng ký QSDĐ là nơi nhận hồ sơ.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Thành phần hồ sơ gồm có: [4]

  • 01 Phiếu yêu cầu đăng ký (bản chính);
  • 01 Hợp đồng thế chấp, có công chứng, chứng thực trường hợp pháp luật quy định(01 bản sao có chứng thực và bản chính đối chiếu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
  • Giấy ủy quyền (nếu có);
  • Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thế chấp để vay vốn, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì cần thêm Hợp đồng bảo đảm và Hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng có chữ ký và đóng dấu (01 bản chính và 01 bản sao chứng thực) để được miễn nộp phí thủ tục.

2.2 Nhận kết quả hồ sơ  [5]

– Thời hạn nhận kết quả: sau 15 giờ từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì không quá 03 ngảy làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Song thủ tục này thường thì bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng sẽ thực hiện thay cho bên vay vốn.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

 

Biên tập: Nguyễn Minh Hoàng

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 4.1a Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

[2] Điều 188.1 Luật Đất Đai 2013

[3] Điều 9.3 Nghị định 102/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.

[4] Điều 39 Nghị định 102/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.

[5] Điều 16.1 Nghị định 102/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Document
Categories: Nhà Đất
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*