Đăng ký BHXH cho người lao động của hộ kinh doanh

Đăng ký BHXH cho người lao động của hộ kinh doanh

Đăng ký BHXH cho người lao động của hộ kinh doanh

Trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh, khi có phát sinh vấn đề tuyển dụng lao động thì đương nhiên sẽ có ký kết hợp đồng lao động giữa người tuyển dụng và người lao động (NLĐ). Điều đó sẽ kéo theo việc tham gia các chế độ bảo hiểm cho người lao động. Thế thì, với tư cách là chủ hộ kinh doanh, nếu có sử dụng người lao động thì chủ hộ kinh doanh phải thực hiện những thủ tục trên như thế nào? Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề trên nhé.

  1. Hợp đồng lao động và đăng ký BHXH

Trong quá trình tuyển dụng lao động, hộ kinh doanh sẽ ký kết HĐLĐ với nhân viên. Vì hộ kinh doanh là người sử dụng lao động (NSDLĐ) là đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiển thất nghiệp (BHTN), Bảo hiển tai nạn lao động (BHTNLĐ), Bệnh nghề nghiệp (BNN). Do đó, chủ hộ kinh doanh phải đóng các khoản bảo hiểm trên cho người lao động. Cụ thể,

– Tham gia BHXH bắt buộc:

Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hay xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.[1]

Trong đó, trách nhiệm của hộ kinh doanh là lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH. Và đóng BHXH hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động.[2]

Theo đó, NLĐ hàng tháng phải đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Còn NSDLĐ hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH là 17% (bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14 % vào quỹ hưu trí và tử tuất)[3]

– Tham gia BHYT:

Với người lao động làm việc tại hộ kinh doanh mà có HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì phải đóng BHYT.[4]

Theo đó, hàng tháng hộ kinh doanh sẽ đóng BHYT cho NLĐ và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của NLĐ để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT.[5]

Cụ thể, mức đóng hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.[6]

– Tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):[7]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]

Người lao động có giao kết HĐLĐ với hộ kinh doanh cả xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn đều là đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN.

Hồ sơ đóng BHTN là hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, khi chủ hộ kinh doanh lập hồ sơ BHXH, trong đó sẽ bao gồm nội dung cụ thể về việc tham gia BHTN.[8]

Cụ thể, mức đóng BHTN đối với NLĐ là 1% tiền lương tháng còn NSDLĐ là 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN.[9]

– Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN):[10]

Đối tượng tham gia là: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Người SDLĐ hằng tháng sẽ đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ.[11]

  1. Hồ sơ bao gồm các nội dung sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ được ký kết thì chủ hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ tham gia các loại BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động tại Cơ quan bảo hiểm cấp huyện nơi hộ kinh doanh đăng ký trụ sở[12]  hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Trang giao dịch điện tử BHXH Việt Nam (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index).

Thành phần hồ sơ đối với lần đầu đăng ký:[13]

Đối với người lao động.

– Tờ khai tham gia thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

– Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì phải bổ sung các giấy tờ chứng minh (nếu có)

Đối với chủ hộ kinh doanh:

– Tờ khai hộ kinh doanh tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS)

– Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS)

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Sau đó, NLĐ nộp bộ hồ sơ cho chủ hộ kinh doanh và chủ hộ kinh doanh sẽ nộp cho cơ quan BHXH.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Đăng ký BHXH cho NLĐ của hộ kinh doanh”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 2.1.a Luật BHXH 2014, Điều 4.1,1.1; 1.2 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[2] Điều 21 Luật BHXH 2014

[3] Điều 5.1, 5.1 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[4] Điều 1.6 Luật BHYT sửa đổi 2014 “Điều 12.1.a Luật BHYT 2006”, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[5] Điều 1.9 Luật BHYT sửa đổi 2014 “Điều 15.1 Luật BHYT 2006

[6] Điều 18.1 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[7] Điều 43.1, 3 Luật Việc làm 2013

[8] Điều 11 Nghị định 28/2015

[9] Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[10] ĐiỀu 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[11] Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH

[12] Điều 11.2 Nghị định 28/2015

[13] Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Lao động
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*