Đảm bảo an ninh phòng cháy chữa cháy trong chung cư

Đảm bảo an ninh phòng cháy chữa cháy trong chung cư

Đảm bảo an ninh phòng cháy chữa cháy trong chung cư

So với đất nhà ở truyền thống, chung cư hiện là nhà ở được nhiều người trẻ ưa chuộng trên thị trường bất động sản. Hiện đại hơn, tiện dụng hơn, được quy hoạch rõ ràng. Hầu hết các căn hộ chung cư đều được thiết kế tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Mỗi tòa nhà chung cư đều có ban quản trị tòa nhà thực hiện các chức năng nhằm đảm bảo cho các hệ thống phụ trợ và dịch vụ công cộng được vận hành một cách trơn tru, suôn sẻ. Bên cạnh đó, ngay dưới tòa nhà thường được bố trí các siêu thị tiện ích, cây ATM,…đem lại sự tiện ích tối ưu cho cư dân tòa nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế thiết thực nêu trên thì việc ở căn hộ chung cư cũng còn tồn tại một số điểm bất tiện như hiện tượng thiếu chỗ để xe, nạn trộm cắp, mất an ninh, trật tự, tình trạng cháy nổ,…

Đặc biệt, từ sau vụ cháy tại chung cư Carina Plaza (Quận 8) thì nhiều người cảm thấy lo ngại hơn về việc sống ở các căn hộ chung cư. Được biết, vụ hỏa hoạn này xuất phát từ ngọn lửa của một chiếc xe Atila ở hầm chung cư vào khoảng 1h sáng ngày 23/3/2018, sau đó nhanh chóng lan rộng và thiêu rụi 340 xe máy, 17 ôtô. Đồng thời, khói lửa cũng đã khiến 13 người chết, hơn 90 phải người nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hậu quả của vụ cháy này được đánh giá là nặng nề nhất trong hơn chục năm qua tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau thảm họa cháy ITC vào năm 2002 làm 60 người chết). Điều này, đòi hỏi những cá nhân, tổ chức có liên quan cần có các giải pháp tích cực, khả thi để tránh các trường hợp đáng tiếc như trên xảy ra và hạn chế, giảm thiểu những rủi ro trên thực tế.

Làm thế nào để đảm bảo an ninh và công tác phòng cháy, chữa cháy trong chung cư?

– Ban quản trị nhà chung cư cần đưa ra một bản nội quy[1] quy định rõ ràng về vấn đề phòng cháy, chữa cháy theo luật định. Cho treo các bảng “cấm hút thuốc”, “cấm lửa” ở những vị trí nhạy cảm, quan trọng, dễ sinh nhiệt, dễ bắt lửa,…Hạn chế việc đưa xăng, dầu, vật liệu dễ cháy nổ vào chung cư. Trừ một số trường hợp đặc biệt cần thiết, thì cũng cần phải quy định rõ số lượng được phép sử dụng và kèm theo các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Các bạn có thể tham khảo mẫu nội quy nhà chung cư tại bài viết mẫu nội quy nhà chung cư.

– Lối thoát hiểm trong chung cư phải đảm bảo các tiêu chí như: bố trí đầy đủ cầu thang bộ, hành lang thoát hiểm, phòng lánh nạn, cửa thông vào buồng thang thoát hiểm…. những nơi này cần phải được làm từ vật liệu không cháy, không bắt lửa, có các giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói dành cho hệ thống thoát hiểm[2]. Cùng với đó, cần bố trí các sơ đồ chỉ dẫn thoát hiểm cho từng khu vực cụ thể.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

– Ban quản trị các tòa nhà chung cư trong khu đô thị phải liên tục cho kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC như: hệ thống báo cháy tự động, quạt tạo áp hút, hệ thống chữa cháy tự động, bình cứu hỏa cơ động, các bình chữa cháy…để đảm bảo hệ thống luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.

– Trang bị hệ thống báo cháy tự động trong từng căn hộ. Sau khi đưa vào hoạt động, hệ thống này cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường, không bị lỗi[3].

– Trên tinh thần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy[4] thì ban quản trị, ban quản lý nhà chung cư cần phối hợp với đơn vị PCCC khu vực tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức phòng cháy và chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm cho các cư dân đang sinh sống tại chung cư[5] với các nội dung cơ bản như: Cư dân cần phải nắm và nhớ hết các lối thoát hiểm trong chung cư cũng như địa hình, địa vật xung quanh. Trong trường hợp xảy ra sự cố hỏa hoạn vẫn phải thật bình tĩnh gọi điện báo cho Cảnh sát PCCC số 114, tìm kiếm các vật dụng xung quanh như khăn ướt, giẻ ướt hoặc tay áo để bịt mũi nhằm bảo vệ đường hô hấp, không bị ngạt và nhanh chóng tìm cách thoát khỏi hỏa hoạn sớm nhất…

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về  vấn đề “Đảm bảo an ninh phòng cháy chữa cháy trong chung cư”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013

[2] Khoản 1, Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013

[3] Khoản 2, Điều 14 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013

[4] Khoản 1, Điều 4 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013

[5] Khoản 2, Điều 6 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 sửa đổi, bổ sung 2013

 

 

Document
Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*