Công ty TNHH hai thành viên có quyền phát hành trái phiếu không?

Công ty TNHH hai thành viên có quyền phát hành trái phiếu không?

Công ty TNHH hai thành viên có quyền phát hành trái phiếu không?

Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành nhằm xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành. Vậy công ty TNHH hai thành viên có được phát hành trái phiếu không? Để phát hành trái phiếu thì công ty TNHH phải thỏa mãn điều kiện gì và công ty được phát hành loại trái phiếu nào? Để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên thì mời Qúy bạn đọc cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu quy định của pháp luật thông qua các mục nhỏ sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thành lập theo quy định của pháp luật và có từ 02 đến 50 thành viên. Thành viên của công ty có thể là cá nhân, tổ chức nhưng họ sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ không được phát hành cổ phần, bởi lẽ cổ phần chỉ do công ty cổ phần mới có thể phát hành. Vì thế, trừ khi công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển đổi sang công ty cổ phần, nếu không thì không có quyền phát hành cổ phần, mà chỉ có thể phát hành trái phiếu[1].

Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại trái phiếu nào công ty TNHH đều có thể phát hành. Căn cứ vào quy định của pháp luật thì Công ty TNHH chỉ được phép phát hành trái phiếu không chuyển đổi[2], không kèm chứng quyền, gồm hai loại sau: [3]

Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế;[4]

Trái phiếu không có bảo đảm là loại trái phiếu không được đảm bảo thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc bên thứ ba hoặc bên được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính tín dụng;

Có thể nhận thấy, khi phát hành trái phiếu có bảo đảm thì người phát hành sẽ cung cấp một tài sản cụ thể để làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu và đưa ra mức lãi suất giảm so với trái phiếu không có bảo đảm. Thêm vào đó, trái phiếu có bảo đảm sẽ an toàn hơn khi có sự bảo đảm thanh toán từ doanh nghiệp phát hành.

Bên cạnh việc chú ý đến loại hình trái phiếu có thể phát hành thì công ty TNHH cần đảm bảo các điều kiện sau:[5]

– Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật;

Document

– Thanh toán cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;

– Điều kiện về tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định pháp luật;

– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện;

– Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận bởi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty hoặc Chủ sở hữu công ty, tùy thuộc vào sự quy định trong Điều lệ của công ty;[6]

– Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;[7]

Tổng kết, việc phát hành trái phiếu nhằm hướng tới việc huy động vốn vào doanh nghiệp mà mà không phải vay ngân hàng hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, khi phát hành trái phiếu thì công ty TNHH hai thành viên trở lên cần lưu ý một số vấn đề về điều kiện để được phát hành, loại trái phiếu được phép phát hành và hình thức phát hành.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Công ty TNHH hai thành viên có quyền phát hành trái phiếu không?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 46.4 Luật doanh nghiệp 2020

[2] Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu mà nhà đầu tư khi mua không được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của công ty đã phát hành

[3] Điều 9 Nghị định 153/2020/NĐ-CP

[4] Điều 4.4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Điều 1.1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[5] Điều 128, Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020

[6] Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP

[7] Điều 8.1 Nghị định 153/2020/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*