Có được phép xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh không?

Có được phép xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh không?

Có được phép xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh không?

Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi gửi đến Luật Nghiệp Thành là có thể xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của con hay không? Và có quy định nào để thực hiện việc này không? Thông qua bài viết dưới đây Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp vấn đề này đến quý bạn đọc.

Xoá tên cha, mẹ trong giấy khai sinh được hiểu là việc bỏ hẳn tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của người con. Đây được xem là một trong các trường hợp thay đổi hộ tịch của một người[1].

Các trường hợp được phép thay đổi tên cha, mẹ trong giấy khai sinh:

– Người con đã có giấy khai sinh được thay đổi thông tin tên của cha, mẹ khi người con được nhận làm con nuôi của người khác và được cha, mẹ nuôi đăng ký thay đổi thông tin tên của cha, mẹ trước đây[2].

– Được Toà án công nhận bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật về việc không xác định được cha, mẹ của người con thì có thể thực hiện việc xoá tên cha, mẹ trong giấy khai sinh[3].

Tuy nhiên, việc không xác định được cha, mẹ và xoá tên cha, mẹ trong giấy khai sinh, người yêu cầu cần phải cung cấp được chứng cứ. Trong đó, có thể kể đến giấy xét nghiệm ADN hoặc các văn bản của cơ quan giám định… trong và ngoài nước xác nhận quan hệ cha con, mẹ con.

Sau khi có đầy đủ chứng cứ, người yêu cầu phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền và được công nhận việc không phải là cha con, mẹ con trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, chỉ có 02 trường hợp được phép xoá tên cha, mẹ trong giấy khai sinh là người con được nhận làm con nuôi hoặc khi không xác định được cha, mẹ theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hồ sơ, thủ tục thay đổi thông tin tên cha, mẹ trong giấy khai sinh

Hồ sơ gồm[4]:

– Tờ khai thay đổi hộ tịch;

– Giấy tờ liên quan: Chứng cứ chứng minh không phải cha con, mẹ con (Bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án) hoặc giấy xác nhận việc nuôi con nuôi.

Nơi nộp hồ sơ:

Đối với người chưa đủ 14 tuổi thì người có yêu cầu thay đổi nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú giải quyết thay đổi hộ tịch của người được thay đổi[5].

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thì người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú thay đổi hộ tịch của người được thay đổi[6].

 

Bạn đọc tham khảo: Thủ tục đăng ký khai sinh

Bạn đọc tham khảo: Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Có được phép xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh không?”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 4.10 Luật Hộ tịch 2014

[2] Điều 26.2 Luật Hộ tịch 2014

[3] Điều 88.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

[4] Điều 28 Luật Hộ tịch 2014

[5] Điều 27 Luật Hộ tịch 2014

[6] Điều 46.3 Luật Hộ tịch 2014

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*