Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Vào giai đoạn năm 2021-2025, mục tiêu của nước ta đó là tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững, chủ yếu dựa vào động lực là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, v.v….Trong đó, có cả mục tiêu khuyến khích hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, có không ít hộ kinh doanh doanh thu đến hàng trăm tỷ đồng/năm có sử dụng nhiều hóa đơn nhưng vẫn ngại chuyển đổi lên doanh nghiệp. Tuy nhiên, suy nghĩ đó đang trở thành rào cản đến sự phát triển của các chủ hộ, trở thành doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều thuận lợi về quy mô, hoạt động bài bản, tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, được tiếp cận các ưu đãi, v.v….mà vốn những điều này là hạn chế đối với hộ kinh doanh. Thế thì, với những ai đang có ý định chuyển đổi loại hình này, hẳn sẽ có những thắc mắc về việc thủ tục thực hiện sẽ như thế nào?. Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn giúp bạn đọc nội dung trên.

* Việc chuyển đổi lên doanh nghiệp sẽ mang nhiều thuận lợi cho nhiều hộ kinh doanh, vốn đặc điểm của các hộ kinh doanh đã tương đương với tiêu chí của một doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thuận lợi khi trở thành doanh nghiệp sẽ giúp minh bạch trong sổ sách, được lựa chọn phương pháp tính thuế, v.v… Đặc biệt, cũng là điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được cơ hội huy động vốn, thu hút được nguồn lao động có trình độ cao.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chủ hộ kinh doanh không còn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của hộ kinh doanh nữa. Điều đó sẽ giúp giảm bớt nhiều rủi ro và thiệt hại về tài chính cho chủ hộ.[1]

Ngoài ra, tiêu chí để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ trong từng lĩnh vực được xác định như sau:[2]

 Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng.Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Số lượng lao động sử dụng tham gia BHXH bình quân năm  Không quá 10 ngườiKhông quá 10 người
Tổng doanh thu nămKhông quá 3 tỷ đồngKhông quá 10 tỷ đồng
Hoặc tổng nguồn vốn của nămKhông quá 3 tỷ đồng

Dựa vào bảng trên, nếu hộ kinh doanh dù có số lượng lao động sử dụng không quá 10 người mà doanh thu dưới 03 tỷ đồng/năm (tương đương 250 triệu/tháng) thì cũng đã nằm trong những tiêu chí của nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ. Mà doanh nghiệp siêu nhỏ thì được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.[3]

Như vậy, khi chuyển đổi thì sẽ được nhận những hỗ trợ mà căn cứ theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có các chính sách hỗ trợ như sau: được tạo điều kiện tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thuế, kế toán như áp dụng mức thuế suất TNDN thấp hơn mức thông thường (có thời hạn). Còn được hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thông tin, tư vấn pháp lý,v.v… Việc hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào những điều kiện, chính sách hỗ trợ theo Quyết định của Chính phủ, tình hình thực tế tại địa phương, v.v…[4]

* Thủ tục đăng ký chuyển đổi[5]

+ Nơi nộp hồ sơ: Tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp định đặt trụ sở chính.
+ Hồ sơ bao gồm:

Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp thì sẽ có hồ sơ khác nhau, cụ thể:

– Đối với Doanh nghiệp tư nhân:[6]

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân;
  3. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Đối với Công ty hợp danh:[7]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  5. Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần[8]

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  5. Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên[9]

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh mà có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp mà thuộc các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại Điều 26. Luật Đầu tư[10] thì phải có thêm “Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp”.[11]

+ Phương thức nộp: qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

+ Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ được chấp thuận thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo sửa đổi qua email.

+ Chính thức chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh: Sẽ do phòng đăng ký kinh doanh thực hiện.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi bản sao về giấy chứng nhận và bản chính của giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhìn chung khá đơn giản và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, nếu các bạn không có thời gian hoặc e ngại thủ tục hành chính, Luật Nghiệp Thành sẵn sàng nhận dịch vụ Tư vấn chuyển đổi Hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 034 8457888 (Nguyễn Linh Chi-Trợ lý luật sư) để biết thêm chi tiết thủ tục.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phải hồi, chia sẻ và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Cập nhật, bổ sung ngày: 01/09/2021

Người bổ sung: Lê Tuấn Huy

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Tham khảo từ Tapchitaichinh http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-ho-kinh-doanh-thanh-doanh-nghiep-nhung-van-de-dat-ra-302047.html

[2] Điều 5.1 Nghị định 80/2021/NĐ-CP

[3] Điều 2.1 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017

[4] Bạn đọc tham khảo tại Chương II Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017

[5] Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[6] Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[7] Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[8] Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[9] Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[10] Hướng dẫn tại Điểm 3 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC năm 2020

[11] Điều 27.2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*