Chủ Hụi chết, người thừa kế có phải trả lại tiền Hụi cho các thành viên?

Chủ Hụi chết, người thừa kế có phải trả lại tiền Hụi cho các thành viên?

Chủ Hụi chết, người thừa kế có phải trả lại tiền Hụi cho các thành viên?

Chị H (40 tuổi) quê ở Quảng Bình, chị có tham gia một Hụi ở xóm gồm 20 thành viên chủ yếu là các anh chị em làng xóm với nhau, tính đến tháng 04/2019 Hụi này đã được lập 05 năm. Tại kỳ mở Hụi vào cuối tháng 05/2019, chị H được lĩnh Hụi nhưng không may anh M – chủ Hụi đột ngột qua đời trước khi giao phần Hụi cho chị H. Chị H băn khoăn không biết số tiền Hụi đó sẽ được xử lý như thế nào.

Họ, Hụi, Biêu, Phường (“Hụi”) là một trong những hình thức chơi phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở các vùng quê. Loại Hụi này tương tự với hình thức gửi tiết kiệm theo tháng, quý…tùy thuộc vào thời điểm mở Hụi của từng dây Hụi. Thay vì gửi khoản tiết kiệm đó ở ngân hàng, tổ chức tín dụng…thì mọi người có thể cùng nhau lập một dây Hụi. Thông qua việc chơi Hụi những người tham gia Hụi vừa có thể tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, vừa có thể gắn kết tình cảm giữa các thành viên.

Bên cạnh những lợi ích trông thấy, Hụi tiềm ẩn những rủi ro nhất định như: vỡ Hụi, giật Hụi, chủ Hụi ôm tiền bỏ trốn…Bạn đọc có thể tham khảo thêm về bài viết: Ưu và nhược điểm của việc chơi Hụi.

Trong bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ trình bày về vấn đề: Nếu chủ Hụi chết, người thừa kế có phải trả tiền Hụi lại cho các thành viên?

Khi một dây Hụi được thành lập, thông thường sẽ có một người đứng đầu gọi là chủ Hụi. Người này có nhiệm vụ tổ chức, quản lý dây Hụi, thu các phần Hụi và giao các phần Hụi đó cho thành viên được lĩnh Hụi trong mỗi kỳ mở Hụi cho tới khi kết thúc dây Hụi[1].

Bên cạnh đó chủ Hụi cũng có những quyền và nghĩa vụ[2] nhất địnhNhư vậy một trong các nghĩa vụ gắn liền với chủ Hụi là giao phần Hụi mà mình quản lý cho thành viên được lĩnh Hụi tại mỗi kì mở Hụi.

Document

Trong tình huống của chị H, không may chủ Hụi qua đời khi chưa mãn dây Hụi. Khi người chủ Hụi chết thì nghĩa vụ trả phần Hụi cho chị H sẽ do những người thừa kế của người này đảm nhận[3]. Bao gồm: người thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc, bao gồm cả những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc[4]); hoặc những người thừa kế theo pháp luật (nếu không có di chúc, bao gồm ba hàng thừa kế, để tìm hiểu thêm bạn có thể xem điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Do đó, để đòi lại số tiền trong phần Hụi của mình, chị H có thể yêu cầu những người thừa kế của chủ Hụi (trước hết là những người đương nhiên được nhận di sản như: cha mẹ, vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động) thực hiện nghĩa vụ trả phần Hụi cho mình. Tuy nhiên, những người này chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản mà họ được hưởng[5] nên chị có thể sẽ không nhận được toàn bộ phần Hụi như thõa thuận ban đầu.

Ví dụ: Chủ dây Hụi của chị H để lại tổng di sản là 30.000.000 đồng, số tiền Hụi chưa được nhận của chị H là 40.000.000 đồng. Người chủ Hụi qua đời không để lại di chúc, chỉ có một người vợ là người thân. Như vậy người vợ sẽ nhận di sản là 30.000.000 đồng và có nghĩa vụ giao nó cho chị. Người vợ của chủ Hụi không có nghĩa vụ trả 10.000.000 đồng còn thiếu cho chị H.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về việc Chủ Hụi chết, người thừa kế có phải trả tiền Hụi lại cho các thành viên.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Xem thêm bài viết: Những người thừa kế không theo di chúc.

Biên tập: Nguyễn Thị Thanh Trà

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

 

[1] Khoản 3 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

[2] Điều 17, 18 nghị định 19/2019/NĐ-CP.

[3] Điều 615, 658 Bộ luật Dân sự 2015.

[4] Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.

[5] Điều 615 Bộ luật dân sự 2015.

 

 

 

 

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*