Cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động

Đối với thị trường lao động hiên nay, nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng nhiều đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng lao động làm công việc tạm thời bù đắp cho lao động chính tạm nghỉ việc có lý do chính đáng như phụ nữ nghỉ thai sản, NLĐ ốm đau… Để tránh tốn nhiều thời gian đăng tuyển, tuyển dụng, nhiều công ty đã lựa chọn giải pháp thuê lại lao động của công ty khác tạo điều kiện để các công ty cho thuê lại lao động được thành lập ngày càng nhiều.

Để hiểu rõ hơn về hoạt động này thì sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ nêu ra các quy định chung về cho thuê lại lao động.

1. Cho thuê lại lao động là gì?

Ở đây, tồn tại các mối quan hệ giữa: Công ty cho thuê lại lao động, Người lao động, Công ty thuê lại lao động.

Quy trình sẽ là công ty cho thuê lại lao động tuyển dụng lao động và ký kết HĐLĐ với NLĐ. Khi khách hàng có nhu cầu thuê lao động, công ty cho thuê lại lao động sẽ cung ứng lao động đã ký HĐLĐ trước đó phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của khách hàng thông qua hợp đồng dịch vụ (HĐ cho thuê lại lao động). Mặc dù NLĐ làm việc cho công ty thuê lại lao động nhưng bản chất quan hệ lao động, hình thức trả lương, các phúc lợi đều do công ty cho thuê lại lao động chi trả cho chính NLĐ.[1]

Điều kiện cấp giấy phép cho thuê lại lao động

Để được thực hiện việc cho thuê lại lao động này, công ty cho thuê lại lao động phải đáp ứng điều kiện[1]:

– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng.

– Người đại diện phải là người quản lý doanh nghiệp

– Người đại diện không có án tích

– Người địa diện đã có thời gian làm chuyên môn hoặc quản lý về lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ 3 năm trở lên trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi xin cấp phép.

Ngành, nghề được phép thực hiện cho thuê lại lao động

Không phải công ty kinh doanh ngành nghề nào cũng được phép thực hiện cho thuê lại lao động mà pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với những ngành nghề dưới đây mới được thực hiện cho thuê lại lao động[2]:

 

 

 

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

STTCông việc

1

Phiên dịch, Biên dịch, Tốc ký

2

Thư ký, Trợ lý hành chính

3

Lễ tân

4

Hướng dẫn du lịch

5

Hỗ trợ bán hàng

6

Hỗ trợ dự án

7

Lập trình hệ thống máy sản xuất

8

Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9

Vận hành, kiểm tra, sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10

Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11

Biên tập tài liệu

12

Vệ sĩ, Bảo vệ

13

Tiếp thị, Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14

Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15

Sửa chữa, Kiểm tra vận hành ô tô

16

Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/ Trang trí nội thất

17

Lái xe

18

Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

19

Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

20

Lái tàu bay, phục vụ trêm tàu bay/ Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/ Điều độ, khai thác bay/ Giám sát bay

Như vậy, công ty kinh doanh ngoài những ngành nghề nêu trên sẽ không được thực hiện việc cho thuê lại lao động theo quy định.

Hồ sơ xin cấp phép cho thuê lại lao động[3]

STTTên hồ sơHướng dẫnMẫu văn bản
1VB đề nghị cấp phépMẫu số 05, phụ lục III NĐ 145/2020/NĐ-CPMẫu 05
2Bản lý lịch tự thuật của người đại diệnMẫu số 07, phụ lục III NĐ 145/2020/NĐ-CPMẫu 07
3Phiếu lý lịch tư pháp người đại diện
4Văn bản chứng minh thời gian làm việc chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động, cung ứng lao độngMột trong hai loại giấy tờ sau:

– Bản sao HĐLĐ hoặc HĐ làm việc hoặc QĐ tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện

– Bản sao QĐ bổ nhiệm hoặc văn bản công nhận kết quả bầu của người đại diện hoặc bản sao GCN đăng ký doanh nghiệp

5Giấy chứng nhận tiền ký quỹ Mẫu số 01, phụ lục III NĐ 145/2021/NĐ-CPMẫu 01

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, công ty bạn cần nộp hồ sơ tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[4].

Thời hạn giấy phép cho thuê lại lao động[5]

Thời hạn tối đa của giấy phép là 60 tháng. Giấy phép có thể được gia hạn và tối đa là 60 lần trong mỗi lần gia hạn.

Trường hợp giấy phép được cấp lại thì thời hạn bằng với thời hạn còn lại của giấy phép trước đó.

Mức xử phạt hành vi hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép

Nếu không có giấy phép mà công ty vẫn hoạt động ngành nghề này, công ty có thể bị phạt từ 50 triệu đến 75 triệu đồng[6]. Ngoài ra còn bị thu hồi vào ngân sách nhà nước số lợi mà công ty được hưởng do hành vi bất hợp pháp của mình[7].

Sở dĩ Nhà nước quy định thời hạn giấy phép khi doanh nghiệp hoạt động ngành nghề này là bởi vì Nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc cho thuê lại lao động. Hình thức này chỉ mang tính chất cung ứng nguồn lao động tạm thời cho doanh nghiệp khác đang cần lao động để bù lấp khoảng trống mà NLĐ tạm nghỉ việc. Theo đó, khi NLĐ chính thức của công ty họ trở lại làm việc thì có khả năng NLĐ trong hình thức cho thuê này sẽ bị chấm dứt hợp đồng và phải chờ bên cho thuê lại lao động sắp xếp công việc khác. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp NSDLĐ lách luật bằng cách thông qua những công ty cho thuê lại lao động này ký kết HĐLĐ, khi đó các tranh chấp phát sinh, quyền lợi của NLĐ, bên thuê lại lao động không có nghĩa vụ giải quyết trong khi thực tế là NLĐ làm việc cho công ty thuê lại nhiều hơn.

Ví dụ: NLĐ A ký HĐLĐ với công ty B (công ty cho thuê lại lao động) làm việc cho công ty C (công ty thuê lại lao động), nếu A ký kết HĐ với công ty B làm việc cho C thì khi A không hoàn thành tốt công việc hay vi phạm gì đó, công ty C sẽ không không mất thời gian xử lý mà có thể sa thải A ngay lập tức. Nếu như A ký kết HĐ với công ty C từ đầu thì nếu A vi phạm thì công ty C cũng không thể sa thải A ngay được mà công ty C phải thực hiện theo trình tự thủ tục đúng luật nếu muốn sa thải A.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề cho thuê lại lao động.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Duyên

Cập nhật, bổ sung: ngày 08/06/2021

Người bổ sung: Nguyễn Khánh Như

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

Cập nhật, bổ sung lần 2: ngày 10/02/2022

Người bổ sung lần 2: Lê Tiến Thành

 

[1] Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[2] Phụ lục II Nghị định 145/2020/NĐ-CP

[3] Điều 24 Nghi định 145/2020/NĐ-CP

[4] Điều 25.1 Nghi định 145/2020/NĐ-CP

[5] Điều 23.3 Nghi định 145/2020/NĐ-CP

[6] Điều 13.5 (a) Nghi định 12/2022/NĐ-CP

[7] Điều 13.9 (b) Nghi định 12/2022/NĐ-CP

Document
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*