Chia tài sản chung ly hôn là nhà đang thế chấp ngân hàng

Chia tài sản chung ly hôn là nhà đang thế chấp ngân hàng

Chia tài sản chung ly hôn là nhà đang thế chấp ngân hàng

Khi ly hôn, việc chia tài sản là điều tất yếu xảy ra. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ có nhiều hình thức nên việc phân chia không hề dễ dàng gì. Trong đó, nếu tài sản là căn nhà đang được thế chấp tại ngân hàng thì lại là một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Như việc giải quyết các khoản nợ, căn nhà chia cho ai, ai là người chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn? Tại bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc vấn đề trên.

1.Đây là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vì bản chất của việc thế chấp tài sản là bên thế chấp (vợ chồng) vay tiền từ ngân hàng tương đương giá trị tài sản thế chấp là căn nhà thuộc sở hữu của họ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nhưng sẽ không giao tài sản cho bên ngân hàng mà bên ngân hàng sẽ giữ giấy tờ sổ hồng của bên thế chấp, hai bên cũng sẽ ký đầy đủ hợp đồng thế chấp với ngân hàng. Và phía vợ chồng cần phải thanh toán khoản nợ vay lẫn lãi liên quan đến hợp đồng thế chấp này. Nên có thể hiểu, bên thế chấp (vợ chồng) đều có nghĩa vụ chung về tài sản do xuất phát từ việc hai bên đã thoả thuận xác lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng. Vì thế, đây là nghĩa vụ chung của cả hai.[1]

2.Thoả thuận phân chia tài sản thế chấp

Về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, pháp luật có quy định việc các bên có quyền tự thoả thuận với nhau khi phân chia tài sản.[2] Do đó, khi liên quan đến tài sản thế chấp là bất động sản thì các bên đều có thể tự bàn bạc, thoả thuận vấn đề này. Để đảm bảo tính pháp lý thì thoả thuận nên lập thành văn bản công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Tuy nhiên, để thoả thuận thì cần có sự đồng ý của ngân hàng. Bởi vì, nếu hai vợ chồng thoả thuận một trong hai sẽ là chủ sở hữu căn nhà thì điều này sẽ liên quan đến việc ngân hàng cần xác định ai là người có nghĩa vụ trả nợ đối với họ. Hơn nữa, nếu cả hai đều không thể trả nợ thì ngân hàng cũng cần được biết để có thể tính các bước tiếp theo như là xử lý tài sản thế chấp chẳng hạn như sẽ đấu giá căn nhà.[3]

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

3.Nếu không thể thoả thuận phân chia tài sản thế chấp?

Trường hợp các bên gồm cả vợ, chồng và với ngân hàng thế chấp không thể thoả thuận phân chia tài sản trên. Thì vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Toà án sẽ xem xét và giải quyết phân chia tài sản và có tính các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình, của vợ chồng; công sức đóng góp; lợi ích chính đáng của mỗi bên, nghề nghiệp; lỗi của mỗi bên nếu có vi phạm quyền nghĩa vụ vợ chồng.[4]

Nên lưu ý rằng, mặc dù sau khi phân chia tài sản thì quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với ngân hàng vẫn còn hiệu lực[5]. Bên cạnh đó, vợ và chồng đều có nghĩa vụ chung về tài sản vì đã xác lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng , do đó cả hai vợ chồng đều sẽ chịu trách nhiệm liên đới sau khi ly hôn. Nghĩa là nghĩa vụ trả nợ ngân hàng cùng với lãi vay, cả hai sẽ cùng phải thực hiện đối với phần nghĩa vụ của mình.[6]

Bạn đọc tham khảo thêm các bài viết Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Chia tài sản ly hôn là nhà đang thế chấp ngân hàng”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 317, 320, 322, 323 Bộ luật Dân sự 2015

[2] Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

 

[3] Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Điều 323.7, Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015

[4] Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

[5] Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[6] Điều 27.2 Luật Hôn nhân và gia đình, Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Gia Đình

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*