Chia sẻ những câu chuyện khó khăn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi lấy lại nhà đất tại Việt Nam

Chia sẻ những câu chuyện khó khăn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi lấy lại nhà đất tại Việt Nam

Chia sẻ những câu chuyện khó khăn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi lấy lại nhà đất tại Việt Nam

Ngày càng có nhiều kiều bào hồi hương trở về Việt Nam sinh sống, đoàn tụ cùng người thân. Và cũng không ít trường hợp con, cháu là Việt Kiều trở về Việt Nam để tìm kiếm lại tài sản của ông bà, cha mẹ và thực hiện các vấn đề thừa kế di sản. Tuy nhiên, không ít trường hợp rơi vào hoàn cảnh trớ trêu khi gặp khó khăn và không thể lấy lại tài sản trước khi ra nước ngoài của mình hoặc của ông bà, cha mẹ để lại.

Quay ngược dòng thời gian về giai đoạn năm 1975, tình hình xã hội gặp nhiều biến động thời kỳ hậu chiến tranh. Số lượng người Việt vượt biên, tìm cách ra nước ngoài vô cùng lớn. Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 1975 – 1995, có gần 1 triệu người Việt Nam di dân sang nước ngoài và con số không ngừng tăng lên những năm sau đó. Phần lớn người vượt biên, gia đình di dân ra nước ngoài chỉ kịp giao lại tài sản cho người thân, người quen trông coi, quản lý giúp. Thậm chí có trường hợp chỉ nhờ trông coi, quản lý bằng miệng. Sau này, vì khoảng cách địa lý, vấn đề quản lý tài sản tại Việt Nam cũng ít được quan tâm và những thay đổi trong chính sách, quy định pháp luật dẫn đến những tài sản tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài xảy ra những tranh chấp không đáng có và gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, lấy lại tài sản khi trở về hoặc con cháu quay về để nhận thừa kế.

Luật Nghiệp Thành may mắn được tiếp cận và hỗ trợ nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về thừa kế di sản và lấy lại tài sản giao người khác trông coi, quản lý giúp trước khi ra nước ngoài sinh sống. Luật Nghiệp Thành cảm thấy đồng cảm trước những khó khăn mà người Việt Nam định cư nước ngoài gặp phải trong quá trình lấy lại những tài sản của họ, của gia đình, người thân họ. Và bài viết này, Luật Nghiệp Thành xin được chia sẻ những câu chuyện thực tế về những khó khăn, rủi ro mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài gặp phải khi lấy lại tài sản của mình trước khi ra nước ngoài hoặc con cháu nhận di sản thừa kế tại Việt Nam của ông bà, cha mẹ trước khi ra nước ngoài.

Câu chuyện đầu tiên: Việt kiều không thể thừa kế tài sản tại Việt Nam của cha mẹ giao người khác trông coi, quản lý giúp

Gia đình bà A. có tài sản là nhà đất tại Quận 1, TPHCM. Gia đình bà A đi định cư ở Mỹ, giao lại nhà đất và giấy tờ về nhà đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho em gái ruột bà A trông coi, quản lý giúp. Đến năm 2017, bà A có lập ủy quyền từ Mỹ về Việt Nam nhờ em gái chuyển nhượng giúp nhà đất của mình, tuy nhiên đến hiện tại việc chuyển nhượng vẫn chưa được thực hiện. Năm 2018 bà A mất tại Mỹ và hiện nay anh D (con trai của bà A) quay trở lại Việt Nam để làm các thủ tục thừa kế nhà đất là tài sản của mẹ mình. Tuy nhiên, em gái của bà A lại gây khó khăn, ngăn cản anh D thực hiện các thủ tục thừa kế. Người em gái bà A không trả lại các giấy tờ về nhà đất của bà A lại cho anh D. Điều này dẫn đến anh D không thể thực hiện các thủ tục về thừa kế tài sản.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, vấn đề nhờ trông coi, quản lý giúp tài sản tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đặc biệt tài sản là nhà đất, với giá trị lớn và việc người quản lý, trông coi sinh sống tại nhà đất hàng chục năm, điều này dẫn đến nhiều trường hợp người trông coi không giao trả tài sản, phát sinh tranh chấp khó giải quyết.

Theo quy định hiện nay, giấy tờ nhà đất như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi thực hiện các thủ tục khai nhận thừa kế[1] hoặc chuyển nhượng. Việc người trông coi, quản lý không giao trả giấy tờ nhà đất sẽ không thể tiến hành các thủ tục.

Trường hợp này anh D buộc phải có những thỏa thuận phân chia tài sản với người quản lý, trông coi tài sản, liên hệ cơ quan nhà nước can thiệp giúp đỡ và thậm chí phải khởi kiện ra Tòa án nếu không thể tự thỏa thuận giải quyết những tranh chấp về tài sản.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Câu chuyện 2: Việt Kiều mất tích ở nước ngoài dẫn đến con, cháu khó khăn trong việc chia di sản tại Việt Nam

Gia đình anh T. gồm cha mẹ, anh T và 02 người em anh T lần lượt vượt biên ra nước ngoài sinh sống và định cư giai đoạn từ năm 1975 – 1995. Đến nay, khi cha mẹ mất, gia đình có nguyện vọng để lại tài sản là nhà đất tại quận Gò Vấp, TPHCM cho con, cháu trong gia đình.

Tuy nhiên lại phát sinh vấn đề, 1 trong 2 người em anh T khi ra nước ngoài đã mất tích vào năm 1985. Vì mất tích tại nước ngoài và mất tích tại thời điểm mới sang nên gia đình không thể thực hiện các giấy tờ về sự mất tích cho người em anh T. Sau này vì nguyên nhân chủ quan cũng như sự việc đã diễn ra từ rất lâu nên gia đình không làm các giấy tờ mất tích cho người em. Hiện nay, vì lý do việc mất tích không có giấy tờ liên quan, dẫn đến thủ tục để lại di sản thừa kế cho con, cháu không thể thực hiện.

Theo quy định về chia thừa kế, trường hợp người thừa kế chết, mất tích thì phải có các giấy tờ như giấy chứng tử, quyết định của Tòa án tuyên bố tuyên bố chết cùng các giấy tờ liên quan để chứng minh người thừa kế đã chết. Trường hợp này vì không có các giấy tờ về sự việc mất tích của người em anh T nên các tổ chức công chứng từ chối thực hiện thủ tục thừa kế của gia đình.

Để thực hiện các thủ tục thừa kế, gia đình bắt buộc phải thực hiện các thủ tục trình báo, yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với người em mất tích của anh T và theo quy định hiện nay thời gian thực hiện các công việc này có thể kéo dài đến hơn 5 năm[2].

Câu chuyện 3: Việt kiều mất nhà đất tại Việt Nam vì tin tưởng người quản lý, trông coi tài sản

Gia đình ông Th có tài sản là nhà đất tại  Quận 3, TPHCM. Năm 1991 khi gia đình ông T đi nước ngoài định cư đã giao lại nhà đất cho hàng xóm ở nhờ, quản lý và trông coi giúp.

Sau này, gia đình ông Th có nguyện vọng bán nhà đất tại Việt Nam và người quản lý, trông coi ngỏ ý muốn mua nhà đất của ông Th. Người quản lý, trông coi tài sản đã viện các lý do gia đình ông Th đi nước ngoài khó thực hiện các thủ tục mua bán nên khuyên ông Th làm các thủ tục tặng cho thay thế thủ tục mua bán. Vì tin tưởng người quản lý, trông coi và lo ngại việc ra nước ngoài chưa đủ các giấy tờ không thể bán nhà đất. Do đó năm 2001, gia đình ông Th là lập ủy quyền về Việt Nam cho chị gái thực hiện các thủ tục tặng cho nhà đất cho người quản lý, trông coi tài sản. Sau đó, gia đình ông Th nhiều lần liên hệ người quản lý, trông coi nhà đất để lấy tiền chuyển nhượng thì nhận được trả lời chưa làm thủ tục xong. Vì tin tưởng và đã tham vấn ý kiến luật sư, gia đình ông Th yên tâm rằng văn bản ủy quyền cho chị gái làm thủ tục tặng cho đã hết hiệu lực nên cũng không quan tâm nhiều đến tài sản.

Đến năm 2011, khi trở về Việt Nam thì ông Th mới nắm được câu chuyện người quản lý, trông coi tài sản đã hoàn tất thủ tục tặng cho tài sản, đăng bộ sang tên với nhà đất của mình tại Quận 3 . Hiện nhà đất đã bị thế chấp tại ngân hàng và có nguy cơ bị phát mãi.

Để lấy lại tài sản của mình gia đình ông Th buộc phải khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên vì vụ án phức tạp, có liên quan đến ngân hàng nên đến thời điểm hiện tại đã hơn 10 năm vụ án vẫn chưa có kết quả. Gia đình ông Th vẫn phải chờ Tòa án giải quyết mới có thể hi vọng đòi lại nhà đất của mình.

 

Từ những câu chuyện trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần có những lưu ý nhất định về tài sản của mình, của gia đình mình tại Việt Nam. Khi nhờ người khác trông coi, quản lý cần lập các văn bản, giấy tờ có công chứng, chứng thực để tránh những rủi ro, phát sinh tranh chấp không đáng có. Bên cạnh đó là các vấn đề lưu giữ giấy tờ liên quan đến tài sản, giấy tờ về cha mẹ, người thân để chẳng may khi cha mẹ, người thân qua đời thì tránh được những khó khăn khi làm các thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Luật Nghiệp Thành đồng cảm với những khó khăn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp có khó khăn trong việc tìm kiếm lại tài sản tại Việt Nam, có vướng mắc liên quan đến giấy tờ tài sản, giấy tờ nhân thân gia đình khó giải quyết. Hãy liên hệ với Luật Nghiệp Thành để nhận được hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý miễn phí.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Chia sẻ những câu chuyện khó khăn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi lấy lại nhà đất tại Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

[1] Điều 57.2 Luật Công chứng 2014

[2] Điều 64, Điều  68, Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*