Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Căn cước công dân có gắn chíp điện tử

Gần đây, việc chuyển đổi từ căn cước công dân (CCCD) mã vạch, Chứng minh nhân dân (CMND) 09 số và 12 số sang thẻ CCCD gắn chíp điện tử là nội dung rất được quan tâm và cần có những hiểu biết cụ thể. Theo như thông tin được biết, Ngày 03/9/2020, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg truyền đạt lại ý kiến của Thủ tướng về việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để mẫu thẻ mới này được đưa vào triển khai trên thực tế. Theo dự kiến, từ tháng 01/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp CCCD gắn chíp điện tử đồng bộ trên toàn quốc. Các đơn vị Công an địa phương tiến hành cấp CCCD tại chỗ và lưu động đảm bảo mục tiêu hướng tới là đến tháng 7/2021 cả nước sẽ cấp được 50 triệu thẻ CCCD[1].

Qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết đến với bạn đọc như sau:

  1. Căn cước công dân có gắn chíp điện tử là gì?

Thẻ căn cước gắn chíp, còn gọi là thẻ căn cước điện tử (e-ID), hiện nay đang được nhiều quốc gia sử dụng, có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

e-ID về bản chất là thiết bị xác thực điện tử có kích thước như thẻ ATM, tích hợp chíp bên trong. Nhiều loại thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt để truy cập thông tin trong chíp, số khác ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID) và cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc.

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thẻ căn cước điện tử được nhiều nước thực hiện từ năm 1997 giúp thẻ căn cước dùng được cả ngoài đời và trên mạng cho hàng triệu người. Một số quốc gia còn triển khai phương thức định danh di động, trong đó sử dụng e-ID, để truy cập những dịch vụ online với mức độ bảo mật cao.Theo như, thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp, Bộ Công an, số liệu bà tiếp cận từ báo chí trình bày hiện đã có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp, trong đó nhiều quốc gia châu Âu đề cao quyền cá nhân lên trên hết, có những quốc gia sử dụng từ những năm 1990[2].

  1. Dùng thẻ Căn cước công dân gắn chíp – người dân được lợi gì[3]?

Thứ nhất, độ bảo mật cao: Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử có thể lưu trữ nhiều loại giấy tờ; phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo. Bên cạnh đó, các thông tin định danh của công dân được lưu trên CCCD gắn chíp là không thể thay đổi và không thể giả mạo và việc đối sánh sinh trắc học có thể được thực hiện ngay trên chíp, hạn chế tối đa giả mạo danh tính.

Thứ hai, tiện lợi, dễ dàng sử dụng: Được tích hợp đầy đủ các thông tin của các bộ, ngành khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… và nó phù hợp với xu thế công nghệ số như hiện nay so với việc sử dụng thẻ mã vạch CCCD. Lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp thì sẽ thực hiện được các giao dịch.

Thứ ba, việc thực hiện các giao dịch không bị ảnh hưởng khi dùng CCCD có gắn chíp bởi chúng chỉ có thay thiết bị lưu trữ thông tin, còn số CCCD cũ vẫn giữ nguyên. Trong đó, công dân đang sử dụng CCCD mã vạch nếu còn thời hạn sử dụng thì vẫn được dùng để thực hiện các giao dịch bình thường, nội dung thông tin cá nhân, số thẻ CCCD không có sự thay đổi giữa thẻ CCCD mã vạch và thẻ CCCD gắn chíp.

Document
  1. Ai thuộc diện được cấp mới và cấp đổi sang CCCD gắn chíp?

Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ CCCD mã vạch từ năm 2016, đến nay 16 tỉnh thành đã được trang bị cơ sở hạ tầng để cấp. Các tỉnh, thành còn lại, công dân đang sử dụng CMND 09 số và 12 số. Tuy nhiên, khi dự án cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử được khởi động thực hiện thì không phải tất cả mọi công dân đều bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chíp điện tử.

Theo thiếu tướng Tô Văn Huệ (Bộ Công an), trong trường hợp dự án CCCD mẫu mới được Thủ tướng thông qua, thì người dân đã được cấp thẻ CCCD dạng mã vạch, người dân đã được cấp thẻ CMND loại 12 số còn hạn sử dụng không cần phải thay đổi lại. Khi thẻ CCCD mã vạch, CMND của công dân hết hạn sử dụng, công dân phải đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định hoặc công dân có yêu cầu đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp thì được đổi theo yêu cầu.

Như vậy, đối tường thuộc diện cấp CCCD gắn chíp như sau:

–  Người từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CCCD[4].

– Người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn hoặc bị mất, hỏng phải đi đổi sang loại CCCD có gắn chíp. Khi CCCD gắn chíp được đưa vào sử dụng thì sẽ song song tồn tại cùng các loại giấy tờ tuỳ thân sau: CMND 12 số, CCCD mã vạch và CCCD gắn chíp.

  1. Mất CCCD gắn chíp có bị lộ các thông tin cá nhân không?

Mức độ bảo mật của chíp rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Nếu bị trộm cắp cũng không dùng được, chỉ người chủ sở hữu mới có thể sử dụng, vì ngoài số định danh cá nhân còn có thông tin cá nhân, nhận dạng…Bên cạnh đó, Đại tá Ngô Như Cường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an đã khẳng định thêm, thẻ gắn chíp hiện được nhiều nước trên thế giới sử dụng và có độ bảo mật rất cao. “Chíp sẽ được thiết kế chống làm giả và chống cài đặt trái phép. Do đó, nếu có bị trộm cắp cũng không dùng được, chỉ người chủ sở hữu mới có thể sử dụng được“.

  1. Mẫu CCCD có gắn chíp:

Bộ Công an đang Dự thảo Thông tư Quy định về mẫu thẻ CCCD, trong đó, nội dung trên thẻ CCCD gắn chíp như sau[5]:

Mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sauMặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau
– Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30mm; có giá trị đến/date of expiry;

– Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/SOCIALIST REPULIC OF VIET NAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/Independence – Freedom – Happiness; dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Identity Card”; biểu tượng của thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; số/no; họ và tên/full name; ngày sinh/date of birth; giới tính/sex; quốc tịch/nationality; quê quán/place of birth; nơi thường trú/place of residence.

–  Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/personnal identification; ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân/ date, month, year; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ/director general of police department for adminstrative managerment of social order; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.

–  Bên phải, từ trên xuống: có 2 ô: vân tay ngón trỏ trái/left index finger và vân tay ngón trỏ phải/right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.

– Dòng mã ICAO, mã QR code  .

  1. Thời hạn sử dụng CCCD gắn chíp điện tử[6]:

– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Căn cước công dân có gắn chíp điện tử”.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Thị Tú Anh.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Tham khảo trang thông tin diện tử Công an tiền Giang. Bài viết: Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử và những thông tin cần biết.
[2] Tham khảo công an nhân dân, Bài viết: Thẻ CCCD gắn chip có độ bảo mật cao, 70 quốc gia đang sử dụng.

[3] Tham khảo Thư viện pháp luật.

[4] Điều 19.1 Luật căn cước công dân 2014.

[5] Điều 3.2 Dự thảo Thông tư Quy định về mẫu thẻ CCCD của Bộ công an.

[6] Điều 21 Luật căn cước công dân 2014, Điều 5 Dự thảo Thông tư Quy định về mẫu thẻ CCCD của Bộ công an.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*