Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp

Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp

Hầu như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu tra cứu thông tin của các doanh nghiệp đối tác khác mà mình có dự định hoặc dự kiến sẽ hợp tác làm ăn, góp vốn, mua cổ phần…Mục đích thì có nhiều nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là nắm bắt thông tin pháp lý cơ bản của doanh nghiệp, đối tác có thực sự tồn tại, hoạt động hay đã tạm dừng, ai là người đại diện theo pháp luật…để từ đó hạn chế và giảm thiểu được những rủi ro khi các giao dịch được xác lập, tiềm ẩn nguy cơ vô hiệu. Cách tra cứu thông tin doanh nghiệp cụ thể như sau:

Việc nắm bắt đầy đủ và chính xác thông tin của doanh nghiệp, đối tác là nền tảng cho một mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài. Hiểu được xu thế đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đổi mới nhiều thủ tục hành chính, ban hành nhiều quy định để các doanh nghiệp, có dự định nhưng chưa đăng ký hoặc đã đăng ký doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin mình cần tìm. Cụ thể các doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin qua các kênh bằng các cách sau tùy theo nhu cầu của mình.

Cách 1: Tra cứu thông qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp [1]

Thông qua kênh này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các nhóm thông tin sau đây:

  • Nhóm thông tin chung: về ngành nghề, lệ phí đăng ký doanh, ngành nghề đó có thuộc kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện. Qua những thông tin này, giúp ích được cho việc phục vụ tìm hiểu của các cá nhân, tổ chức có dự định sẽ thành lập doanh nghiệp, hoặc tham khảo để xem đối tác có làm ăn hợp pháp và đúng ngành nghề được kinh doanh theo quy định pháp luật hay không.
  • Nhóm thông tin pháp lý cơ bản: ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như: tên công ty, trụ sở chính, thông tin cơ bản của người đại diện theo pháp luật, thành viên góp vốn, vốn điều lệ, các thông tin khác.
  • Để tra cứu trên trang và vào mục “Dịch vụ công” và “Bố cáo điện tử” và gõ tên doanh nghiệp hoặc MSDN, họ tên người đại diện,…. từ thao tác đó, trên màn hình sẽ hiển thị các thông tin doanh nghiệp cần tìm.
  • Các đối tác làm ăn cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trực tiếp các thông tin về doanh nghiệp như bản sao điều lệ công ty, GCN ĐKDN, danh sách cổ đông hoặc thành viên công ty, báo cáo tài chính và các hồ sơ liên quan đến lịch sử từ lúc thành lập đến thời điểm hiện tại của doanh nghiệp.

Cách 2: Tra cứu thông qua cơ quan Thuế

Document
  • Từ kênh này thì doanh nghiệp sẽ biết được tình trạng mã số thuế của các đối tác còn hoạt động hay không hay bị khóa. Vì khi mã số thuế bị khóa đồng nghĩa với doanh nghiệp đó đang bị nợ Thuế hoặc bị theo dõi. Doanh nghiệp có thể đề nghị cơ quan Thuế cung cấp thông tin vì cơ quan Thuế có trách nhiệm quản lý.
  • Để tra cứu trên trang Web của cơ quan Thuế [2], doanh nghiệp nhấn vào mục “Tra cứu thông tin người nộp thuế”  và nhập thông tin liên quan. Sau đó nhấn vào chữ “Tra cứu” thì chúng ta có thể biết được tình trạng mã số Thuế của doanh nghiệp đó còn hoạt động hay không và xem được một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp đó.
  • Tuy nhiên, một số doanh nghiệp tuy là công ty có mã số Thuế nhưng lại không có trong Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: Công ty Luật Hợp danh, Công ty Luật TNHH (tư vấn pháp luật theo luật LS sửa đổi bổ sung 2012); hoặc VPLS, văn phòng công chứng, ngân hàng…

Cách 3: Tra cứu thông tin hóa đơn qua website cơ quan Thuế [3]

  • Điều kiện cần để doanh nghiệp thực hiện tra cứu được hóa đơn (GTGT, bưu chính, viễn thông, thương mại..) trên website này, là có đầy đủ các thông tin cơ bản như mã số thuế, ký hiệu, mẫu hóa đơn và số hóa đơn của đối tác.
  • Qua kênh này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin cơ bản về hóa đơn đối tác sử dụng như: thông tin về hóa đơn, biên lai; thông tin thông báo phát hành; thông tin về thời gian phát hành; thời hạn sử dụng hóa đơn;danh sách doanh nghiệp rủi ro, vi phạm; thông tin người bán hàng..giúp doanh nghiệp biết được hóa đơn mà đối tác sử dụng có tồn tại hay không tồn tại; đã thông báo phát hành hay chưa; hóa đơn còn hay không còn thời hạn sử dụng; doanh nghiệp có bị nợ thuế và hóa đơn bị cơ quan thuế phong tỏa và không sử dụng được nữa hay không… để từ đó tránh được các rủi ro vô hiệu khi xác lập giao dịch.

Cách 4: Đến doanh nghiệp, đối tác đề nghị được tra cứu trực tiếp

  • Thông qua kênh này doanh nghiệp sẽ tra cứu được các quy chế, quy định, văn bản của doanh nghiệp đối tác các thông tin pháp lý sau đây: hình thức, nội dung, số lượng con dấu quản lý và sử dụng con dấu, báo cáo tài chính, điều lệ công ty, các hồ sơ liên quan từ lúc thành lập đến thời điểm hiện tại.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nghiệp Thành về cách tra cứu thông tin doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết tại đây.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Tổng hợp

Nguồn tham khảo:

Website Cổng thông tin đăng ký Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Website Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh Hải Dương.

Sách “Luận giải về Luật Doanh Nghiệp 2014”, Luật sư Trương Thành Đức, trang 444,445.

[1] https://dangkykinhdoanh.gov.vn

[2]  http://www.gdt.gov.vn

[3] http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/tc1hd.html

Document
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*