Cách tra cứu giá trị sử dụng và thời hạn của thẻ BHYT

Cách tra cứu giá trị sử dụng và thời hạn của thẻ BHYT

Cách tra cứu giá trị sử dụng, thời hạn của thẻ BHYT

Tình huống:

Chị Nguyễn Ngọc A chia sẻ: “Hôm thứ hai tuần trước, khi tôi đang ngồi chờ để được gọi tên vào khám tại phòng số 2 (Khoa Nội – Bệnh viện Quận 7) thì nghe thấy nhiều người xung quanh đang tranh luận rất rôm rả về tấm thẻ BHYT của chị P. Chị này đến bệnh viện để khám dạ dày theo diện Bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, khi đang làm thủ tục tại ô tiếp nhận bệnh nhân thì chị P được báo là công ty (nơi chị P đang công tác) chưa đóng tiền BHYT. Cho nên, chị P tạm thời không thể khám, chữa bệnh theo diện BHYT cho đến khi công ty nộp đầy đủ tiền BHYT. Theo như tôi được biết thì hiện nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã triển khai việc cấp thẻ BHYT điện tử. Trên thẻ chỉ thể hiện các thông tin như: “Họ và tên”, “Mã số” và “Ngày cấp”. Như vậy, làm sao để có thể biết được thẻ BHYT có sử dụng được hay không và khi nào thì thẻ BHYT hết hạn?”

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Thông qua bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nêu trên.

Từ ngày 1/1/2020, các Cơ quan BHXH đã bắt đầu triển khai việc cấp thẻ BHYT điện tử trên toàn quốc. Việc sử dụng thẻ BHYT điện tử đem lại khá nhiều lợi ích cho người dùng, chúng tôi đã có bài viết về vấn đề này tại Lợi ích của việc sử dụng thẻ BHYT điện tử.

Thẻ BHYT điện tử được thiết kế với chất liệu nhựa, kích thước tương đương với thẻ ATM hay Master Card. Trên thẻ có gắn “chíp” điện tử để lưu lại toàn bộ thông tin và lịch sử khám chữa bệnh của người dùng. Ngoài ra, thẻ còn thể hiện một số thông tin như “Họ và tên”, “Mã số” và “Ngày cấp”.

Thẻ BHYT bằng giấy truyền thống từ trước đến nay luôn được in đầy đủ các thông tin của người dùng như: Số BHYT; Họ và tên; Ngày sinh; Giới tính; Địa chỉ; Nơi đăng ký khám chữa bệnh và Thời hạn sử dụng. Về thời hạn sử dụng, thay vì thẻ giấy sẽ ghi rõ thời hạn sử dụng từ thời điểm nào đến thời điểm nào, thì nay thẻ BHYT điện tử chỉ ghi thời điểm cấp thẻ. Cho nên, hiện nay nhiều người thắc mắc: “Làm sao để có thể biết được thẻ BHYT có sử dụng được hay không?” Và “Làm thế nào để biết khi nào thì thẻ BHYT hết hạn?”

Document

1) Cách để tra cứu giá trị sử dụng và thời hạn của thẻ BHYT

Cách 1: Tra cứu qua Website của BHXH Việt Nam

Bước 1: Để tra cứu thông tin giá trị sử dụng của thẻ BHYT, bạn truy cập vào địa chỉ Website của BHXH: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx

Bước 2:  Nhập đầy đủ thông tin trên thẻ BHYT (Mã thẻ; Họ tên; Ngày/năm sinh và bấm chọn vào ô xác nhận “Tôi không phải là người máy”).

Bước 3: Bấm chọn “Tra cứu” để tìm thông tin. Kết quả trả về sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin như: Thẻ có hợp lệ hay không; Họ tên; Ngày/năm sinh; Giới tính; Địa chỉ và Thời hạn sử dụng thẻ từ thời điểm nào đến thời điểm nào:

Bên cạnh đó, trang web còn cung cấp thông tin về mức quyền lợi thẻ BHYT của bạn:

Lưu ý: Trong trường hợp như chị P mà bạn chia sẻ ở trên, khi doanh nghiệp chưa tiến hành đóng tiền BHYT cho nhân viên. Để biết thẻ của mình có thể sử dụng được hay không, thì người dùng cũng cần tiến hành đầy đủ 3 Bước đã nêu trên. Và chú ý đến mục cung cấp thông tin về “Hạn thẻ”. Dưới đây là hình ảnh minh họa của một thẻ BHYT đến nay đã hết hạn sử dụng.

Cách 2: Tra cứu qua tin nhắn[1] theo cú pháp sau:

DN THE [Mã thẻ bảo hiểm y tế] gửi đến số 8079:

Kết quả sẽ được gửi đến máy bạn thông qua tin nhắn như hình dưới đây:

Trên thực tế, có một số trường hợp doanh nghiệp quên đóng tiền BHYT cho NLĐ hoặc vì lý do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng tiền BHYT cho nhân viên. Đối với trường hợp như của chị P nêu trên, chị P không những bị mất lương, mất phép mà lại còn “rước” thêm bực bội vào người.

Đã có bệnh thì phải chữa. Vậy trong trường hợp thẻ BHYT không sử dụng được, phải khám thường hay khám dịch vụ ở các cơ sở khám chữa bệnh bên ngoài thì doanh nghiệp có nghĩa vụ gì trong trường hợp này?

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về “Cách tra cứu giá trị sử dụng, thời hạn của thẻ BHYT.”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

 

[1] Công văn số 815/CNTT-PM

Document
Categories: Lao động

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*