Cách tính lương theo hệ số của viên chức giáo dục
Lương là thù lao mà người lao động được hưởng một cách đều đặn sau khoảng thời gian làm việc và lao động thực tế. Vậy, lương của viên chức giáo dục được tính như thế nào? Đây là vấn đề đươc nhiều bạn đọc quan tâm trước và sau khi trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường công lập tại Việt Nam. Vì thế, Luật Nghiệp Thành sẽ giải đáp thắc mắc của Qúy bạn đọc thông qua bài viết sau.
1. Mức lương cơ sở: Căn cứ vào Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, vì thế lương cơ sở năm 2023 sẽ được tính như sau:
– Từ ngày 01/01/2023 – 30/6/2023: mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng;
– Từ ngày 01/7/2023: mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, bạn đọc cần lưu ý vào thời gian tính lương để áp dụng đúng mức lương cơ sở hiện hành tại thời điểm đó.
2. Hệ số lương của các cấp[1]:
– Đối với giáo viên bậc mầm non: Hệ số lương bậc mầm non
– Đối với giáo viên bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: Hệ số lương bậc tiểu học, THCS, THPT
Việc nâng một bậc lương sẽ diễn ra nếu giáo viên chưa được xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đã giữ bậc lương đủ 03 năm (36 tháng), không bao gồm:[2]
– Thời gian tập sự;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam; Thời gian thử thách bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên;
– Thời gian viên chức trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Mức phụ cấp ưu đãi nhà giáo bao gồm 4 cấp như sau[3]:
Được tính bằng công thức sau: = Mức lương cơ sở *[(hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + % phụ cấp thâm niên vượt khung)] * tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi
4. Phụ cấp thâm niên[4]: giáo viên được hưởng 5% phụ cấp thâm niên khi đã tham gia giảng dạy, và có đóng BHXH bắt buộc đủ 05 năm (60 tháng). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm tăng thêm 1%.
Công thức như sau: (Hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung) * Mức lương cơ sở * Mức phụ cấp thâm niên
5. Mức đóng BHXH bao gồm Hưu trí – tử tuất (8%); Bảo hiểm thất nghiệp (1%); Bảo hiểm y tế (1,5%). Tổng cộng bằng 10,5% mức lương được hưởng
Tình huống 1: giáo viên trung học cơ sở hạng III đang giảng dạy tại TP. Tây Ninh, với hệ số lương là 2,67. Lương 4/2023 sẽ được tính như sau:
= (1.49 triệu * 2,67) + (1.49 triệu * 2,67 * 30%) – (1.49 triệu * 2,67 * 10,5%) = 4.754.069 VNĐ
Tình huống 2: giáo viên tiểu học hạng II ở TP Hà Nội có thâm niên 6 năm, hệ số lương 2,72. Lương tháng 8/2023 được tính như sau:
= (1.8 triệu * 2,72) + (1.8 triệu * 2,72 * 35%) + (1.8 triệu * 2,72 * 6%) – (1.8 triệu * 2,72 * 10,5%) = 6.389.280 VNĐ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Cách tính lương theo hệ số của viên chức giáo dục”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT; Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT; Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT; Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT
[2] Điều 2.1.(c) Thông tư 08/2013/TT-BNV, Điều 1.3 Thông tư 03/2021/TT-BNV
[3] Mục III Khoản 1 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC
[4] Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP