Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng mã vạch
Với thực trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện đầy rẫy hiện nay đã khiến cho người tiêu dùng lo ngại, bối rối mỗi khi đi mua sắm. Bởi không ai muốn “tiền mất tật mang”, bỏ tiền túi ra để rồi mua phải hàng giả, không những thế, hàng giả, hàng nhái còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cũng là người tiêu dùng, bằng những tìm hiểu và kiến thức của mình, Luật Nghiệp Thành xin chia sẻ cho bạn đọc cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng cách xem 3 số đầu của mã vạch.
Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng cách xem 3 số đầu của mã vạch:
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm đều có ghi nguồn gốc xuất xứ, quốc gia sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có một số ít sản phẩm không ghi rõ thông tin này. Vậy chúng ta có thể xác định thông tin về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm bằng cách nào?
Bên cạnh việc kiểm tra (check) thông tin sản phẩm bằng các phần mềm (App) quét mã vạch bằng điện thoại thông minh như Icheck, Barcode Việt; QR Barcode Scanner TeaCapps; Redlaser, QR Code Scanner…thì chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết rằng trên mỗi sản phẩm đều sẽ có in một biểu tượng mã vạch (mã code) ở góc sản phẩm. Tuy nhiên, để biết được xuất xứ hàng hóa, người tiêu dùng chỉ cần xem xét đến 3 chữ số đầu của dãy mã vạch.
Chúng ta có thể nhận biết 3 số đầu của mã vạch hàng hóa là của quốc gia nào thông qua danh mục mã vạch của các nước là thành viên của Tổ chức Mã vạch quốc tế (EAN). Dưới đây là danh mục mã vạch mà các bạn có thể tham khảo:
Số đầu của mã vạch | Xuất xứ | Số đầu của mã vạch | Xuất xứ |
00-13 | Mỹ (USA) và Canada | 600 và 601 | Nam Phi (South Africa) |
20-29 | In-Store Functions | 609 | Mauritius |
30-37 | Pháp (France) | 611 | Ma Rốc (Morocco) |
40-44 | Đức (Germany) | 613 | An-giê-ri (Algeria) |
45 và 49 | Nhật Bản (Japan) | 619 | Tunisia |
46 | Liên bang Nga (Russia) | 622 | Ai cập (Egypt) |
471 | Đài Loan (Taiwan) | 625 | Jordan |
474 | Estonia | 626 | Iran |
475 | Latvia | 64 | Phần Lan (Finland) |
477 | Lithuania | 690-695 | Trung Quốc (China) |
479 | Sri Lanka | 70 | Na Uy (Norway) |
480 | Philippines | 729 | Israel |
482 | Ukraine | 73 | Thụy Điển (Sweden) |
484 | Moldova | 740 | Guatemala |
485 | Armenia | 741 | El Salvador |
486 | Georgia | 742 | Honduras |
487 | Kazakhstan | 743 | Nicaragua |
489 | Hồng Kông (Hong Kong) | 744 | Costa Rica |
50 | Vương Quốc Anh (UK) | 746 | Cộng hòa Đô-mi-nica (Dominica) |
520 | Hi Lạp (Greek) | 750 | Mexico |
528 | Li Băng (Lebanon) | 759 | Venezuela |
529 | Cyprus | 76 | Thụy Sỹ (Switzerland) |
531 | Macedonia | 770 | Colombia |
535 | Malta | 773 | Uruguay |
539 | Ai Len (Ireland) | 775 và 785 | Peru |
54 | Bỉ (Belgium) & Lúc-xăm-bua (Luxembourg) | 777 | Bolivia |
560 | Bồ Đào Nha (Portugal) | 779 | Ác-hen-ti-na (Argentina) |
569 | Ai-xơ-len (Iceland) | 780 | Chi-lê (Chile) |
57 | Đan Mạch (Denmark) | 784 | Paraguay |
590 | Ba Lan (Poland) | 786 | Ecuador |
594 | Ru-ma-ni (Romania) | 789 | Brazil |
599 | Hungary | 80 – 83 | Italy |
84 | Tây Ban Nha (Spain) | 899 | Indonesia |
850 | Cuba | 90 và 91 | Áo (Austria) |
858 | Slovakia | 93 | Úc (Australia) |
859 | Cộng hòa Séc (Czech Republic) | 94 | New Zealand |
860 | Yugloslavia | 955 | Malaysia |
869 | Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) | 850 | Cuba |
87 | Hà Lan (Netherlands) | 858 | Slovakia |
880 | Hàn Quốc (Korea) | 955 | Malaysia |
885 | Thái Lan (Thailand) | 977 | Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/ International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN) |
888 | Singapore | 978 | Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN) |
890 | Ấn Độ (India) | 979 | Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN) |
893 | Việt Nam | 980 | Refund receipts/ giấy biên nhận trả tiền |
84 | Tây Ban Nha (Spain) | 899 | Indonesia |
850 | Cuba | 90 và 91 | Áo (Austria) |
858 | Slovakia | 93 | Úc (Australia) |
859 | Cộng hòa Séc (Czech Republic) | 94 | New Zealand |
860 | Yugloslavia | 955 | Malaysia |
869 | Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) | 850 | Cuba |
87 | Hà Lan (Netherlands) | 858 | Slovakia |
880 | Hàn Quốc (Korea) | 955 | Malaysia |
885 | Thái Lan (Thailand) | 977 | Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/ International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN) |
888 | Singapore | 978 | Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN) |
890 | Ấn Độ (India) | 979 | Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN) |
893 | Việt Nam |
Ý nghĩa của các con số trên mã vạch:
1.Mã quốc gia: Được thể hiện bằng 02 hoặc 03 chữ số đầu tiên của dãy mã vạch.
2.Mã doanh nghiệp: Được thể hiện bằng 04, 05 hoặc 06 chữ số tiếp theo (Doanh nghiệp phải đăng ký với EAN-VN để được cấp mã số này).
3.Mã hàng hóa: Có thể bao gồm năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp.
4.Số kiểm tra: Là chữ số cuối cùng trong dãy mã vạch.
Cách kiểm tra tính chính xác của dãy số trên mã vạch:
Ví dụ: Với dãy số ở hình trên là: 8935217400157, ta lấy 12 số từ trái qua phải để tính, trừ số cuối cùng (đây là số kiểm tra).
Bước 1: Tính tổng của các số ở vị trí lẻ: 8 + 3 + 2 + 7 + 0 + 1 = 21.
Bước 2: Tính tổng của các số ở vị trí chẵn, sau đó lấy tổng đem nhân với 3: (9 + 5 + 1 + 4 + 0 + 5) x 3 = 72
Bước 3: Lấy kết quả tại Bước 1 cộng với kết quả tại Bước 2: 21 + 72 = 93.
Bước 4: Lấy một số là bội số của 10 (lớn hơn hoặc bằng liền kề với kết quả cộng được tại Bước 3) trừ đi kết quả cộng được tại Bước 3. Bội số của 10 liền kề với 93 trong trường hợp này là 100: 100 – 93 = 7. Kết quả này trùng với Số kiểm tra (số 7) của dãy mã vạch.
Thông thường, khi hoàn thành các Bước tính trên, nếu kết quả tính được trùng với Số kiểm tra của mã vạch thì đây được xem là hàng thật, hàng chính hãng. Ngược lại, nếu kết quả không trùng với Số kiểm tra thì đó là hàng giả, hàng nhái.
Tuy nhiên, cách tính trên có thể sẽ không mang lại kết quả chính xác tuyệt đối đối với việc kiểm tra hàng hóa thật – giả. Hiện tại, các “gian thương” cũng đã không ngần ngại sử dụng những thủ đoạn tinh vi hơn trong việc sản xuất sản phẩm. Từ kiểu cách, hình dáng, mẫu mã, màu sắc, thậm chí là cả mã vạch (mã code) đều được sao chép (copy) giống với sản phẩm thật (sản phẩm chính hãng) gần như đến 100%.
Thêm nữa mã vạch không phải lúc nào cũng thể hiện chính xác xuất xứ của hàng hóa. Công ty có trụ sở ở nước này có thể đăng ký mã vạch với một tổ chức thành viên GS1 của nước khác, khi gán mã vạch của họ đã đăng ký ở nước khác lên sản phẩm do họ sản xuất trong nước, sẽ dẫn đến hiện tượng đầu mã quốc gia của mã vạch không thể hiện đúng nước xuất xứ của hàng hóa. Ví dụ: một số công ty ở Việt Nam có thể đăng ký mã UPC của Mỹ, các doanh nghiệp thuộc quốc gia chưa có tổ chức GS1 thành viên, có thể đăng ký với GS1 toàn cầu ở Bỉ. Sản phẩm họ sản xuất ra có xuất xứ tại nước họ, nhưng đầu mã số mã vạch lại là của Mỹ hoặc Bỉ.
Do đó, để có thể đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình, tránh “tiền mất tật mang” khi mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bên cạnh việc kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua việc tính toán mã vạch, quét mã vạch, mọi người cũng cần chú ý đến các loại hóa đơn, chứng từ đi kèm; tem nhãn chống hàng giả; thông tin nhãn phụ bằng tiếng Việt (thông tin sản phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt) đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; thông tin trên sản phẩm cần được thể hiện rõ ràng, đầy đủ, không mập mờ về nguồn gốc, xuất xứ; hình thức của sản phẩm như độ bóng, thiết kế tỉ mỉ, độ sắc cạnh của các đường viền sản phẩm, logo sản phẩm, vỏ bao bì phải được in ấn, thiết kế rõ ràng, không bị lu mờ,…
Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo bài viết Kiểm tra hàng hóa bằng mã vạch có chính xác hoàn toàn?.
Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Cách kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng của mã vạch”.
Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Võ Thị Minh Thương.
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.