Các hình thức xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Các hình thức xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

Các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em

Cập nhật, bổ sung ngày 17/7/2024

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2019, có đến 68,4% trẻ em tại Việt Nam từng trải qua giai đoạn bị bạo lực. Hành vi bạo lực có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần,….. Dù ở hình thức nào thì bạo lực cũng đã để lại những vết thương khó lành, ảnh hưởng đến tuổi thơ, sự phát triển trong tương lai và tính mạng của con trẻ. Vì thế bạo hành trẻ em là một hành vi vi phạm pháp luật. Vậy mức xử phạt đối với hành vi là bao nhiêu?

Hình minh họa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Document

 

Hành vi cụ thể

Mức phạt

Biện pháp khắc phục

Phạt hành chính[1]

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống; không cho/hạn chế cho đi vệ sinh;

– Bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;

– Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

– Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

– Thường xuyên đe dọa (bằng hình ảnh con vật, đồ vật) làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng– Buộc chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh (nếu có);

– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại đến sức khỏe, tâm lý trẻ em;

Truy cứu trách nhiệm hình sự:Tội hành hạ người khác[2]

– Ông bà, cha mẹ thường xuyên hành hạ, làm nhục con, cháu dưới 16 tuổi mà họ không có khả năng tự vệ;

– Hậu quả: khiến trẻ em bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác[3]

– Thành viên trong gia đình cố ý gây thương tích/gây tổn hại đến trẻ dưới 16 tuổi khiến cơ thể có tổn thương;

– Thành viên trong gia đình có hành vi gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khiến tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm

Hoặc

Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tội ngược đãi hoặc hành hạ[4]

Người nào đối xử tồi tệ/có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể con, cháu dưới 16 tuổi

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm

Bạn đọc tham khảo: Xử phạt hành vi bạo lực học đường

Bạn đọc tham khảo: Xử phạt khi đăng video độc hại không phù hợp với trẻ em

Trên đây là nội dung tư vấn về “Các hình thức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Bùi Thị Như

Cập nhật, bổ sung lần 1: ngày 06/01/2022

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

Người cập nhật bổ sung: Quách Gia Hy

Cập nhật, bổ sung ngày lần 2:  ngày 17/7/2024

 

[1] Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP

[2] Điều 140.2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

[3] Điều 134.1.(e) Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 1.22.(c) Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

[4] Điều 185.2 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

 

Document
Categories: Cộng Đồng
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*