Cá nhân kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Cá nhân kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Cá nhân kinh doanh nào không cần đăng ký kinh doanh?

Hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ doanh nhân, công ty và thương nhân trong nước, nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, khi nhiều loại hình dịch vụ, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất hiện trên thị trường, Vậy, nếu cá nhân tiến hành kinh doanh có cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh không? Từ bài viết này, Luật Nghiệp Thành sẽ đưa ra những trường hợp cá nhân kinh doanh không cần thực hiện thủ tục đăng ký cũng như một vài lưu ý để Qúy bạn đọc hiểu rõ quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân hằng ngày tự mình thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động để mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động sinh lời khác. Đối tượng này là cá nhân hoạt động thương mại độc lập nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Vì thế đối tượng này sẽ không gọi là “thương nhân”. Theo đó, các cá nhân kinh doanh không cần đăng ký được pháp luật liệt kê bao gồm:

– Buôn bán rong (dạo); Buôn bán vặt; Bán quà vặt

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Thực hiện dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sữa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ mà không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, những người bán hàng rong, quà vặt; người buôn chuyến, kinh doanh lưu động; người làm dịch vụ có thu nhập thấp, trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.[1]

* Do tính chất công việc cũng như việc di chuyển đi lại thường xuyên khiến địa điểm kinh doanh không cố định nên việc quản lý của cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khăn nhất định, vì thế cá nhân kinh doanh thuộc lĩnh vực trên thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh cần lưu ý về phạm vi hàng hóa, dịch vụ và phạm vi địa điểm kinh doanh.

Document

– Phạm vi hàng hóa, dịch vụ phải được phép kinh doanh, không thực hiện các loại hàng hóa, dịch vụ sau: bị cấm, bị hạn chế; hàng lậu, hàng giả, không rõ xuất xứ, quá thời hạn.[2]

– Phạm vi về địa điểm kinh doanh không được thực hiện tại: khu vực thuộc di tích lịch sử, văn hóa; khu vực có cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế; tuyến đường; trường học, bệnh viện,….[3]

Bên cạnh đó, các cá nhân hoạt động thương mại phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường nơi mình buôn bán. Không những vậy, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Ngoài ra, cá nhân hoạt động thương mại cần lưu ý đến doanh thu hằng năm của bản thân để thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cá nhân hoạt động thương mại không có địa điểm cố định cần lưu ý các loại thuế sau:

Lệ phí môn bài: là loại thuế kinh doanh của cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải tiến hành nộp. Tuy nhiên, cá nhân hoạt động thương mại không có địa điểm cố định; hoặc kinh doanh không thường xuyên thì thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài.[4]

Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng: cá nhân hoạt động thương mại có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. Như vậy, nếu cá nhân hoạt động thương mại doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện nghĩa vụ nộp hai loại thuế này với cơ quan thuế.[5]

Tổng kết, căn cứ vào quy định của pháp luật thì các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại được miễn đăng ký kinh doanh, chủ yếu là các cá nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thường xuyên nhưng không có địa điểm kinh doanh cố định. Bên cạnh đó, cá nhân hoạt động thương mại thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh thì không cần nộp bất kỳ loại thuế nào, trừ khi doanh thu hằng năm của hoạt động thương mại từ 100 triệu trở lên thì phải lưu ý nộp thuế TNCN và thuế GTGT.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Cá nhân kinh doanh nào không cần phải đăng ký?

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 3.1 Nghị định 39/2007/NĐ-CP và Điều 79.2 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

[2] Điều 5.1 Nghị định 39/2007/NĐ-CP

[3] Điều 6.1 Nghị định 39/2007/NĐ-CP

[4] Điều 3 Thông tư 302/2016/TT-BTC; Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP; Điều 1.1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP

[5] Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC và Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*