Bồi thường khi trưng dụng đất

Bồi thường khi trưng dụng đất

Bồi thường khi trưng dụng đất

Trong một số trường hợp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà nước có quyền trưng dụng đất. Để đảm bảo cho việc trưng dụng được diễn ra thuận lợi và bảo vệ quyền lợi của người có đất trưng dụng, chủ tài sản gắn liền với đất pháp luật có quy định về việc bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra. Thông qua bài viết dưới đây, cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu về các quy định bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất nhé.

Trường hợp nào thì được bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất?

Các trường hợp được bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất như:[1]

Trường hợp được bồi thường

Mức bồi thường

Đất trưng dụng bị hủy hoạiThiệt hại được bồi thường bằng tiền theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán bồi thường.
Thu nhập bị thiệt hại do trưng dụng đấtCăn cứ vào mức thiệt hại thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng đến ngày hoàn trả đất trưng dụng.

Lưu ý: thu nhập thực tế phải phù hợp với thu nhập do đất trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng đất.

Trường hợp tài sản bị thiệt hạiXác định theo giá chuyển nhượng tài sản trên thị trường tại thời điểm thanh toán.

Lưu ý: Tiền bồi thường được ngân sách nhà nước chi trả một lần, trực tiếp cho người có đất trưng dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thời hạn chi trả là 30 ngày kể từ ngày hoàn trả đất.

Ví dụ: Ông A ở huyện QT, tỉnh TB có một mảnh đất với diện tích là 1000 m2, trên mảnh đất có tài sản là một căn nhà cấp 4 với diện tịch là 50m2. Mảnh đất và căn nhà trên đất ông A cho ông B thuê với giá là 15 triệu đồng/tháng để trồng cây mít thái. Năm 2026, vì mục đích thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng, mảnh đất và căn nhà của ông A được trưng dụng trong 30 ngày. Sau khi trưng dụng thì phần đất bị hủy hoại là 200m2 , 200 cây mít thái đang có trái chuẩn bị thu hoạch bị chặt.

Document

Vậy ông A được bồi thường khi trưng dụng đất là:

+ Phần đất bị hủy hoại 200m2;

+ Thu nhập cho thuê nhà trong 30 ngày: 15 triệu đồng.

Ông B được bồi thường là: Tài sản gắn liền với đất: 200 cây mít thái.

Lưu ý: Tổng mức bồi thường phụ thuộc vào giá chuyển nhượng đất, giá chuyển nhượng 200 cây mít thái tại thời điểm thanh toán ở huyện QT.

Cơ quan có thầm quyền quyết định mức bồi thường[2]

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất trưng dụng thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường thiệt hại.

– Căn cứ vào mức bồi thường do Hội đồng xác định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định mức bồi thường.

Lưu ý: Những quy định trên được quy định trong Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 nên hiện tại Chính phủ chưa có Nghị định hướng dẫn chi tiết.

Theo quy định hiện hành thì thẩm quyền quyết định mức bồi thường được xác định như sau:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất trưng dụng sẽ quyết định mức bồi thường đối với phần đất trưng dụng.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc nhiều huyện.[3]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Bồi thường khi trưng dụng đất

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 90.7 Luật đất đai 2024

[2] Điều 90.7(d) Luật Đất đai 2024

[3] Điều 67.3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Document
Categories: Nhà Đất

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*