Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng

Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng

Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh, khởi kiện Tòa án để giải quyết tranh chấp không còn quá xa lạ. Những ưu điểm khởi kiện Tòa án nổi bật nhanh chóng và thuận tiện là việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản ngân hàng. Vậy phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì, làm thế nào để áp dụng và khi nào được áp dụng. Luật Nghiệp Thành cùng bạn tìm hiểu thêm nhé!

Nguồn ảnh: Internet

1.Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?

Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng (PTTKNH) là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời (KCTT). Biện pháp KCTT là các biện pháp do Tòa án quyết định áp dụng trong vụ kiện dân sự, nhằm ngăn ngừa và nhanh chóng thu nhập, bảo vệ chứng cứ, bảo vệ tài sản của đương sự hoặc tính mạng của các bên trong vụ kiện. Có rất nhiều biện pháp KCTT như kê biên tài sản, yêu cầu doanh nghiệp tạm ứng lương cho NLĐ, cấm tiếp xúc nạn nhân, cấm xuất khẩu, phong tỏa tài sản ,…[1]

Như vậy, biện pháp PTTKNH là một trong các biện pháp KCTT phong tỏa tài sản, vì tình thế khẩn cấp (để đảm bảo đương sự không tẩu tán tài sản, bán tài sản đang bị khởi kiện,…) nên Tòa án sẽ áp dụng biện pháp PTTKNH trong khi giải quyết đơn kiện.

Lưu ý: Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này trong một thời gian nhất định để giải quyết đơn kiện.

2.Khi nào áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng?

Vì tính chất cấp bách và khẩn cấp, biện pháp PTTKNH luôn được áp dụng ngay khi có quyết định của  Tòa án.[2] Dưới đây là hai trường hợp Tòa án giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp PTTKNH (sau đây gọi là đơn yêu cầu) của người khởi kiện.

Trường hợp 1: Người khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp PTTKNH trong khi đang giải quyết đơn kiện.[3] Trong trường hợp này, gồm có hai giai đoạn khác nhau tương ứng thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu khác nhau.

Giai đoạn 1: Tòa án nhận được đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa[4]

Người có thẩm quyền xem xét, xử lý đơn yêu cầu: Thẩm phán.

Thời gian xử lý: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Trường hợp không đủ tài liệu chứng minh để áp dụng đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu người khởi kiện bổ sung tài liệu trong vòng 24h.[5]

Giai đoạn 2: Tòa án nhận được đơn yêu cầu trong phiên xét xử[6]

Người có thẩm quyền xem xét, xử lý đơn yêu cầu: Hội đồng xét xử.

Thời gian xử lý: Ngay tại phòng xử án.

Trường hợp không đủ tài liệu chứng minh để áp dụng đơn yêu cầu, phải tạm dừng phiên tòa hôm đó và yêu cầu người khởi kiện bổ sung tài liệu trong vòng 2 ngày làm việc.[7]

Lưu ý: Các biện pháp được áp dụng ngay khi có quyết định của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử. Trường hợp không chấp nhận đơn yêu cầu, phải có thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện.

Trường hợp 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu cùng lúc với đơn khởi kiện.[8]

Người có thẩm quyền xem xét, xử lý đơn yêu cầu: Thẩm phán.

Thời gian xử lý: 48h kể từ thời điểm nhận đơn. (Tính cả ngoài giờ làm việc)[9]

3.Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàngNhững lưu ý khi yêu cầu áp dụng biện pháp PTTKNH.

Thứ nhất, khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp PTTKNH, người khởi kiện cần phải nộp một khoản tiền tương ứng (không thấp hơn 20% tổng giá trị tài sản cần PTTKNH)[10] những thiệt hại có thể xảy ra nếu trên thực tế việc áp dụng các biện pháp PTTKNH là không đúng và gây thiệt hại cho người bị PTTKNH.[11]

Thứ hai, việc PTTKNH chỉ được áp dụng trong khoảng giá trị tài sản tương ứng với phần nghĩa vụ cần thực hiện trong đơn khởi kiện.[12] Điều này có nghĩa là, người bị kiện thiếu nợ bạn bao nhiêu, thì khoản tiền trong tài khoản ngân hàng của người bị kiện sẽ bị phong tỏa tương ứng bấy nhiêu.

Thứ ba, biện pháp PTTKNH có thể thay đổi, hủy bỏ, hoặc không áp dụng.[13]

Thứ tư, bạn có thể khiếu nại đến Tòa án đang xử lý đơn khởi kiện của bạn nếu bạn thấy quyết định áp dụng biện pháp PTTKNH không đúng hoặc muốn thay đổi hoặc bổ sung biện pháp PTTKNH.

Bạn đọc tham khảo Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lê Kim Bảo Ngọc

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[2] Điều 139 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[3] Điều 111(1) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[4] Điều 133(2)(a) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[5] Điều 10(1)(a) Nghị quyết 02/2020 NQ-HDTP

[6] Điều 133(2)(b) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[7] Điều 10(1)(c) Nghị quyết 02/2020 NQ-HDTP

[8] Điều 111(2) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[9] Điều 11(1) Nghị quyết 02/2020 NQ-HDTP

[10] Điều 13(2) Nghị quyết 02/2020 NQ-HDTP

[11] Điều 136(1) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[12] Điều 133(4) Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[13] Điều 137,138 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Cộng Đồng

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*