Xuất khẩu giống cây trồng sang nước ngoài

Xuất khẩu giống cây trồng sang nước ngoài

Xuất khẩu giống cây trồng sang nước ngoài

Hiện nay, bên cạnh việc xuất khẩu các thành phẩm từ giống cây trồng như trái cây, hạt,…thì việc xuất khẩu giống cây trồng cũng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, để được xuất khẩu giống cây trồng thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Nghiệp Thành xin chia sẻ một số quy định về xuất khẩu giống cây trồng, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Điều kiện xuất khẩu giống cây trồng[1]

+ Thứ nhất, giống cây trồng phải đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành

– Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng được cấp bởi Cục Trồng trọt sau khi xem xét về thông tin cây trồng; khả năng phân biệt với các giống cây trồng được biết đến rộng rãi; tính ổn định tính trạng, không thay đổi sau mỗi vụ giống; giá trị sử dụng cây trồng, quy trình canh tác,….[2]

Quyết định công nhận lưu hành giúp tổ chức, cá nhân chứng minh giống cây trồng đó được phép lưu hành tại cửa khẩu.

+ Thứ hai, không thuộc nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu

– Các nguồn gen cây trồng bị cấm xuất khẩu như[3]:

Nguồn gen giống

Cây

Lúa

Nếp Cẩm, nếp cái Hoa vàng, nếp Tú Lệ, lúa Tám, Dự hương, Nàng thơm Chợ đào.

– Dòng bố, mẹ của các tổ hợp lúa lai.

– Dòng bố, mẹ của các tổ hợp ngô lai.

Chè

Các giống chè Shan bản địa.

Cam

Cam Bù, cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Đường Canh

 

Document

Bưởi

Bưởi Năm roi, Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Phú Diễn, Da xanh

Nhãn

Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu Da bò, nhãn Xuồng cơm vàng

Vải thiều

Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hùng Long

Xoài

Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu

Mơ Hương Tích

Thanh long

Các giống thanh long bản địa

Sầu riêng

Sầu riêng Chín hóa, sầu riêng Ri-6.

Sâm

Sâm Ngọc Linh

Những loại giống cây trồng được liệt kê ở bảng trên là những loại cây mang lại sản phẩm đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nó mang lại giá trị kinh tế cao khi xuất khẩu. Vì vậy, việc cấm xuất khẩu các loại giống cây này là cần thiết.

 Lưu ý: giống cây trồng và hạt giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc nguồn gen bị cấm xuất khẩu vẫn được xuất khẩu trong trường hợp:  

– Phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

2. Mức phạt đối với một số hành vi vi phạm khi xuất khẩu giống cây trồng[4]:

+ Xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu, để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại mà:

– Không đúng với nội dung trong Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

– Không có Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng thì bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đối với giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành[5]

Để xin giấy phép xuất khẩu giống cây trồng không vì mục đích thương mại tổ chức, cá nhân cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu

-Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu;

+ Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu);

+ Một số văn bản khác cần nộp đối với các trường hợp cụ thể sau:

– Xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế thì nộp: Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm bản dịch công chứng sang Tiếng Việt;

– Xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thì nộp: Giấy xác nhận hoặc giấy mời tham gia của đơn vị tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Cục trồng trọt. Nếu Cục trồng trọt có thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì cá nhân, tổ chức phải hoàn thiện hồ sơ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

– Thời gian xử lý hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

– Kết quả hồ sơ:

+ Hồ sơ được chấp nhận: được cấp giấy phép xuất khẩu;

+ Hồ sơ không được chấp nhận: nhận được văn bản về việc không được cấp phép.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xuất khẩu giống cây trồng sang nước ngoài

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Trần Thị Ngân

Người kiểm tra nội dung: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 28 Luật trồng trọt 2018

[2] Điều 15.1 Luật trồng trọt 2018

[3] Phụ lục I Nghị định 94/2019/NĐ-CP

[4] Điều 14 Nghị định 31/2023/NĐ-CP

[5] Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP

Document
Categories: Nông Nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*