Xử phạt người bán thức ăn đường phố không đảm bảo ATTP

Xử phạt người bán thức ăn đường phố không đảm bảo ATTP

Nền ẩm thực Việt Nam được khách du lịch, bạn bè quốc tế biết như là một thiên đường ẩm thực đường phố, vỉa hè với các món ăn phong phú, đặc sắc đa dạng vùng miền, giá cả bình dân, mùi vị ngon khó quên. Thức ăn đường phố là việc người bán thực phẩm, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được, họ bán rong trên vỉa hè, đường phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng như bến xe, bến tầu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội.

Xử phạt người bán thức ăn đường phố không đảm bảo

Nền ẩm thực đa dạng, độc đáo nên số lượng người kinh doanh thức ăn đường phố, vỉa hè rất đông nhưng chất lượng thức ăn rất khó đảm bảo tốt. Thực tế, chẳng hạn như một số người bán bánh mì khi tiếp xúc với chả, rau họ dùng trực tiếp tay cầm, nắm mà không hề mang bao tay. Hay các xe bán thịt heo quay, vịt quay, chủ bán hàng treo thịt lủng lẳng trên xe, không hề có gì để che chắn bụi bẩn, ruồi bu nhìn rất mất vệ sinh.

Vì vậy, cơ quan chức năng mới đây đã ban hành quy định về xử lý vi phạm nghiêm ngặt hơn, tăng cao mức phạt hơn quy định cũ để đảm bảo sức khỏe cho thực khách. [1]

Trong quy định này có 2 mức phạt tiền tùy vào từng trường hợp, cụ thể như sau:

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="251"]
  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:
  • Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ để bày bán thức ăn phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.;
  • Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, xâm nhập;
  • Không sử dụng găng tay thực phẩm khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
  1. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Sử dụng dụng cụ chứa, bao chứa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Người đang mắc các bệnh sau mà trực tiếp tham gia bán đồ ăn, thức uống cho khách như: bệnh lao; các bệnh tiêu chảy; các chứng ỉa chảy, són phân; viêm gan vi rút; viêm đường hô hấp cấp tính; mang trùng, nhiễm trùng ngoài da,… [2]
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm được san chia, san chiết không phù hợp để chế biến thức ăn;
  • Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống. Đồng thời, nếu vi phạm sẽ bị buộc tiêu hủy các thực phẩm nêu trên.
  • Vi phạm các quy định tại Điều 7 NĐ 30/2012/NĐ-CP về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Như vậy, đối với những người bán bánh mì dọc đường, chủ xe cơm tấm lề đường, người gánh bán xôi dạo, hay bán hủ tiếu,… khi làm bánh mì bán cho khách hay khi nướng sườn bán cơm, làm gói xôi, tô hủ tiếu cho khách mà không mang bao tay sẽ bị phạt tiền tùy vào tùy mức độ vi phạm.

Tuy nhiên, thực tế một số quy định chưa mang tính khả thi chẳng hạn như mang bao tay khi chế biến thức. Không ai có thể biết được các đôi bao tay được mang có đảm bảo đúng chất lượng vệ sinh, an toàn sạch sẽ hay không, chủ chế biến vẫn có thể sử dụng nhiều lần mà không thay đổi. Hay chúng ta thường thấy nhất là người bán vừa đeo bao tay vừa dùng tay ấy cầm lấy tiền khách trả và ai cũng biết tờ tiền là thứ chứa nhiều vi khuẩn. Vậy dù mang bao tay nhưng người bán cũng không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm được.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Nghiệp Thành về quy định xử phạt người bán thức ăn đường phố không đảm bảo ATTP.

Xem thêm bài viết tại đây.

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Lâm Bảo Nhi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

[1] Điều 16 NĐ  115/2018/NĐ-CP.

[2] Quyết định 21/2007/QĐ-BYT.

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
[the_ad_group id="252"]
Categories: Doanh nghiệp
Tags: tag

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*