Xử phạt không tiêm vắc xin cho trẻ em

Xử phạt không tiêm vắc xin cho trẻ em

Xử phạt không tiêm vắc xin cho trẻ em

Xử phạt không tiêm vắc xin cho trẻ em

Với sự phát triển của mạng xã hội, nhiều thông tin chưa kiểm chứng và không có cơ sở khoa học thi nhau đăng tải, từ những tai nạn do vắc xin mang tính cá thể mà không ít các cá nhân, hội nhóm vơ vào lý do trên mà “anti vaccine”. Đây là trào lưu khuyến cáo các bậc cha mẹ không tiêm vắc xin cho con trẻ và cho rằng vắc xin gây hại, gây ra các biến chứng, động kinh, tự kỷ ở trẻ, v.v… Hiện tại, trào lưu đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới, tại Việt Nam cũng trôi nổi không ít các nguồn tin không căn cứ, lên án tẩy chay vắc xin. Trong khi vắc xin được xem là thành quả của khoa học, bởi nhờ vắc xin con người có thể vượt qua vô số bệnh truyền nhiễm như ho gà, uốn ván, viêm não, sởi, đậu mùa, bại liệt, v.v….

Tầm quan trọng của vắc xin một lần nữa khẳng định hơn tại đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đang đầu tư rất nhiều vào cuộc chạy đua vắc xin, với hy vọng dập tắt đại dịch đã gây ra vô số khủng hoảng toàn cầu trong thời gian qua. Chính vì thế, hành vi không tiêm vắc xin cho trẻ em là một hành vi vô cùng đáng lên án, khi phụ huynh vì những tin đồn thất thiệt mà đang từng ngày khiến đứa con mình đứng trước bờ vực nguy hiểm đến tính mạng. Thế những hành vi đó sẽ phải bị xử phạt như thế nào? Luật Nghiệp Thành sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các nội dung trên.

  1. Các trường hợp phải sử dụng vắc xin bắt buộc [1]

– Với vùng có dịch và đến từ vùng dịch:

Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin đối với bệnh có vắc xin phòng bệnh.

– Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.

– Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và tất cả người dân đều phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của cơ sở y tế khi sử dụng vắc xin.

Document

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, cho đến nay có 10 loại vắc xin được tiêm  cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Và tất cả các loại vắc xin này đều là miễn phí và được Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện. Trong đó, từ trẻ em sơ sinh đến dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai đều phải thực hiện tiêm chủng. Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc tại vùng có dịch cũng được tiêm phòng với một số bệnh truyền nhiễm.

Bạn đọc có thể tham khảo Danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm tại Thông tư 38/2017.

  1. Xử phạt hành vi vi phạm

Có không ít các trường hợp bậc cha mẹ đã không tiêm vắc xin cho con mình do lo lắng những di chứng bởi vắc xin gây ra. Hậu quả để lại khiến cho các em phải sống thực vật suốt đời do bị viêm não, teo chân do bị bại liệt, v.v…và nhiều trường hợp đã tử vong. Do đó, từ 15/11/2020 đã tăng mức phạt đối với những hành vi liên quan đến vắc xin. Cụ thể là:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng khi:[2]

– Không thực hiện tiêm vắc xin bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuốc chương trình tiêm chủng mở rộng

– Cản trợ trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng khi trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền mà:[3]

– Không thực hiện tiêm vắc xin bắt buộc đối với bệnh có vắc xin;

– Cản trở việc sử dụng vắc xin đối với các bệnh có vắc xin.

Cha mẹ nên cẩn trọng trước những nguồn tin không chính xác, để không gây ra những hậu quả đáng tiếc thì tiêm phòng là điều bắt buộc phải làm. Lý do vắc xin ra đời là để loại bỏ những nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người mà đặc biệt là đối tượng trẻ em có hệ miễn dịch rất yếu. Do đó, bậc cha mẹ cần nghiêm túc tham gia tiêm chủng mở rộng và cho con chích ngừa đủ liều.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử phạt không tiêm vắc xin cho trẻ em”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 29 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

[2] Điều 9.1.a Nghị định 117/2020

[3] Điều 9.2.a Nghị định 117/2020

Document
Categories: Y Tế

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*