Xử lý lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Xử lý lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Xử lý lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Hoạt động đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đang góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam là khu vực kinh tế năng động, đóng góp vào việc phát triển và hội nhập kinh tế thế giới. Vì là quá trình mà nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện các hoạt động kinh doanh nên việc kỳ vọng vào lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vậy hiện tại nhà đầu tư cần lưu ý gì đối với phần lợi nhuận có được khi đầu tư ra nước ngoài, cụ thể là việc sử dụng lợi nhuận đó hay chuyển lợi nhuận về Việt Nam như thế nào. Luật Nghiệp Thành sẽ tư vấn bạn đọc qua bài viết này

1. Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài[1]

Theo quy định tại Luật Đầu tư, hiện chỉ có 03 trường hợp cho phép nhà đầu tư sẽ được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư.

Thứ nhất là, tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài nếu chưa góp đủ số vốn theo đăng ký

Thứ hai là, tăng vốn đầu tư ra nước ngoài

Thứ ba là, thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

Vì vậy, chỉ trong các trường hợp trên thì nhà đầu tư mới được giữ lại lợi nhuận, bên cạnh đó nhà đầu tư cần chú ý phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“IRC”) cho phù hợp hoặc phải cấp IRC mới với dự án mới. Cụ thể, tổng hợp bên dưới:

 

 

 

 

Document

Các trường hợp giữ lại lợi nhuận

Thủ tục cần thực hiện

1)   Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng kýĐiều chỉnh IRC nếu tiến độ góp vốn thay đổi
2)   Tăng vốn đầu tư ra nước ngoàiĐiều chỉnh IRC

Nhà đầu tư phải báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam (“SBV”) trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp IRC điều chỉnh[2]

3)   Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.Cấp IRC cho dự án đầu tư mới

Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại SBV[3]

 

2. Chuyển lợi nhuận về Việt Nam[4]

Nhà đầu tư nếu không thuộc các trường hợp giữ lại lợi nhuận tại mục 1 đã nêu thì:

– Phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về VN trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của nước tiếp nhận vốn. (a)

– Nếu qua khoảng thời hạn 06 tháng trên mà nhà đầu tư không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt nam thì được tiếp tục gia hạn nhưng phải thông báo trước bằng văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư (“MPI”) và SBV. (b)

Nhà đầu tư lưu ý chỉ được kéo dài thêm thời gian là không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn 06 tháng.

Nếu nhà đầu tư quá 06 tháng mà chưa chuyển lợi nhuận về nướckhông thông báo hoặc đã quá thời hạn kéo dài 12 tháng tại mục (a), (b) mà chưa chuyển lợi nhuận thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

* Chú ý: Việc chuyển lợi nhuận đều phải thực hiện qua tài khoản vốn đầu tư[5]

3. Mức phạt[6]

Sau đây là các mức phạt có liên quan đến hành vi không chuyển lợi nhuận và các hành vi vi phạm khi không thực hiện các thủ tục nếu giữ lại lợi nhuận của nhà đầu tư là tổ chức.

Hành vi

Mức phạt

1)   Không chuyển lợi nhuận và các Khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam (trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận)20 -30 triệu đồng
2)   Không chuyển vốn và tài sản hợp pháp về nước khi kết thúc dự án
3)   Không thực hiện thủ tục điều chỉnh IRC trong trường hợp sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài;30-40 triệu đồng
4)   Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó,

 

Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, mức phạt cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức[7]

Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài”

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức tới Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phải hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Người hướng dẫn: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 67 Luật Đầu tư 2020

[2] Điều 19.1 Thông tư 12/2016/TT-NHNN

[3] Điều 19.2 Thông tư 12/2016/TT-NHNN

[4] Điều 68 Luật Đầu tư 2020

[5] Điều 6.1.(c) Thông tư 12/2016/TT-NHNN

[6] Điều 15 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

[7] Điều 4 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!
Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*