Xử lý hành vi xả nước thải chưa xử lý ra môi trường
Hiện nay, nhiều khu vực ở Việt Nam đang thiếu nguồn nước sạch để sinh hoạt và sử dụng, đặc biệt tại các khu vực quận đô Hà Nội gặp tình trạng nguồn nước sinh hoạt bẩn và các gia đình ở đây luôn phải sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Việc nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm trầm trọng một phần nguyên nhân là do hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của cơ sở, nhà máy xí nghiệp khiến nguồn nước ở môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Đối với hành vi xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử phạt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất qua các hình thức.[1]
Cảnh cáo
Đây là hình thức chế tài được áp dụng khi số liệu vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải còn thấp, Nhà nước xử phạt nhằm mục đích răn đe, cảnh bảo, yêu cầu doanh nghiệp xử lý và giải quyết vấn đề xả nước thải đạt quy chuẩn ra môi trường.
Phạt tiền
Nếu doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trên 1,1 lần mức độ cho phép hoặc vi phạm nhiều lần mà không sửa chữa thì sẽ áp dụng chế tài phạt tiền. Ở chế tài này, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định mức phạt dựa vào số liệu vượt chuẩn, lượng nước thải m3/ngày. Mức tối thiểu đối với hành vi này là 600 nghìn đồng và cao nhất là 2 tỷ. Ngoài ra hành vi vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và một hoặc nhiều các biện pháp khắc phục hậu quả khác:
Xử lý hình sự[2]
Khi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả lượng nước thải vượt mức độ cho phép hoặc số lần xả thải trong ngày vượt quá quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự. Ở hình thức xử lý này, số tiền phạt mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu khi bị khởi tố tội gây ô nhiễm môi trường với số tiền tối thiểu là 3 tỷ và tối đa là 20 tỷ đồng. Không những vậy, nếu mức độ và tính chất nghiêm trọng thì pháp nhân thương mại sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động với thời hạn từ 06 tháng đế 36 tháng; hoặc đình chỉ vĩnh viễn.
Tình trạng ô nhiễm nước sẽ không được cải thiện nếu ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân, doanh nghiệp không được nâng cao. Như bài viết Trách nhiệm tuyên truyền pháp luật, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đề cập ý thức bảo vệ môi trường nằm ở mỗi cá thể, nó không phải là một phần trách nhiệm của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Chính vì thế, muốn thay đổi tình trạng xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường thì người đứng đầu doanh nghiệp phải ý thức được hoạt động kinh doanh cần đi đôi với ý thức bảo vệ môi trường.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Xử lý hành vi xả nước thải chưa xử lý ra môi trường”
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Quách Gia Hy
Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi
Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận
[1] Điều 18,19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP
[2] Điều 235 Bộ luật hình sự 2015