Việc chia thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của những người thừa kế?

Việc chia thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của những người thừa kế?

Việc chia thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của những người thừa kế?

Việc chia thừa kế là một vấn đề quan trọng và rất dễ gây mâu thuẫn cho những người được thừa kế khi mà người để lại di sản rời khỏi cuộc đời. Trong thực tế có rất nhiều vấn đề xảy ra xung quanh chế định thừa kế này mặc dù pháp luật đã có những quy định rõ ràng và chặt chẽ. Trong đó phải kể đến việc chia thừa kế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người thừa kế, tình huống này sẽ được pháp luật quy định ra sao và xử lí thể nào. Hãy cùng Luật Nghiệp Thành tìm hiểu vấn đề này.

Ta có ví dụ cho tình huống này: Cặp vợ chồng sống chung trong căn nhà riêng của người vợ và có một người con. Người con gái đã lấy chồng và ra ở riêng. Do bị bệnh tim nên người vợ đã qua đời và để lại di chúc chia thừa kế cho chồng và người con của mình mỗi người một nửa. Sau cái chết của người vợ người con đã đề nghị chia thừa sản thừa kế bằng việc bán căn nhà. Tuy nhiên nếu mà chia thừa kế bằng việc bán căn nhà thì người chồng không có nhà để ở và khi sống chung người chồng không có việc làm nên chỉ ở nhà phụ giúp nên là cũng không có tiền. Nếu có bán thì cũng cần một khoảng thời gian để có thể mua căn nhà khác tại vì căn nhà đang ở cũng nhỏ mà bán cũng không được giá. Vậy ở trường hợp này pháp luật sẽ quy định như thế nào?

Thì ở đây pháp luật đã lường trước được việc này và có quy định hướng giải quyết. Ở trường hợp trên người con gái đã lấy chồng và yêu cầu việc chia thừa kế là hợp pháp và đúng theo quy định[1]. Tuy nhiên việc bán căn nhà để chia thừa kế này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người chồng cụ thể là người chồng sẽ không có nhà để ở và cũng không thể thuê nhà ở trong thời gian dài vì không có nhiều tiền như đã trình bày.

Vì vậy mà trong trường hợp này pháp luật quy định người chồng có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia thừa kế trong một khoảng thời gian không quá 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế để người chồng có thể tự ổn định cuộc sống của bản thân, có nhà ở,…không còn khó khăn trong việc kiếm nhà ở nữa.

Document

Ngoài ra, nếu mà sau 03 năm đó rồi mà người chồng vẫn chưa có nhà ở, chưa ổn định đồng thời chứng minh rằng mình đã cố gắng rồi mà việc chia di sản thừa kế vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người chồng thì người chồng có thể yêu cầu Toà án cho gia hạn thêm một lần cuối nữa là cũng có thời hạn không quá 03 năm[2]. Nếu sau khi đã có đủ khả năng trang trải cuộc sống rồi người chồng nếu vẫn muốn ở trong căn nhà đó thì có để thoả thuận với người con gái để chi trả bằng một nửa giá trị căn nhà cho người con để giữ lại căn nhà.

Cụ thể: Người chồng có thể nộp đơn yêu cầu Toà án[3] xác định phần di sản mà người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia thừa kế trong khoảng thời gian mà người chồng thấy hợp lý nhưng không quá 03 năm. Kèm theo đó là những giấy tờ chứng minh, lý do cho việc nếu chia tài sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mình như nào, ví dụ như: đang thất nghiệp chưa có việc làm, nếu bán nhà thì sẽ không có nhà ở vì cũng phải cần một khoảng thời gian mới bán được và mua hoặc thuế nhà khác trong khi bản thân đang thất nghiệp, hay bảo hiểm thất nghiệp,…Từ đó Toà án sẽ xử lý theo đơn yêu cầu của người chồng.

Như đã thấy, khi mà việc chia thừa kế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người thừa kế pháp luật đã có quy định để hạn chế việc này nhằm tạo cho người bị ảnh hưởng có thể có thời gian để tự ổn định, trang trải cuộc sống, không vì yêu cầu chia di sản của người thừa kế khác mà dẫn đến những tình huống thiếu công bằng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: “Việc chia thừa kế ảnh hưởng đến đời sống của những người thừa kế”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan toả tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, chia sẻ, góp ý kiến bổ sung.

 

Biên tập:  Lê Tuấn Huy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

[1] Điều 610 BLDS 2015

[2] Điều 661 BLDS 2015

[3] Điều 5.1 BLTTDS 2015

Document
Categories: Cá Nhân

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*