Vi phạm về buôn bán thực phẩm chức năng

Vi phạm về buôn bán thực phẩm chức năng

Vi phạm về buôn bán thực phẩm chức năng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện vô số các loại thực phẩm chức năng, được quảng bá, buôn bán tràn lan dưới lốt “thần dược” có thể chữa bách bệnh, thậm chí khiến nhiều người lầm tưởng đó là thuốc trị bệnh. Theo quy định pháp luật hiện hành, muốn đưa thực phẩm chức năng ra thị trường thì cá nhân, tổ chức phải đảm bảo việc công bố với Bộ Y tế. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức còn phải tuân thủ những quy định nào về thực phẩm chức năng? Nhà nước đã ban hành các biện pháp chế tài vi phạm hành chính  từ việc thông tin, buôn bán đến quảng cáo các loại thực phẩm này? Sau đây, Luật Nghiệp Thành sẽ giúp bạn đọc nắm bắt các quy định liên quan.

1.Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.[1]

Có thể hiểu đây là những loại thực phẩm bổ sung và có chứa các vitamin, khoáng chất, vi chất hoặc chiết xuất từ các nguồn gốc tự nhiên, v.v… , chỉ có chức năng hỗ trợ, không phải là thuốc điều trị đặc hiệu. Ngoài ra, có những loại thực phẩm chức năng như thực phẩm dinh dưỡng y học hay dùng trong chế độ ăn đặc biệt đều chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế và dùng riêng cho một số đối tượng.[2]

Do đó, thực phẩm chức năng nếu không được thông tin rõ ràng thì không chỉ không giúp hỗ trợ mà còn gây những ảnh hưởng không đáng có cho người sử dụng.

  1. Một số yêu cầu, thủ tục liên quan đến thực phẩm chức năng

Ngoài việc phải đáp ứng có nội dung cơ bản như có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký các ngành nghề kinh doanh về thực phẩm chức năng, thì còn phải thực hiện các thủ tục:

Đăng ký công bố sản phẩm[3]

Các cá nhân, tổ chức kinh doanh TPCN phải nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.

Với thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì nộp hồ sơ đăng ký đến Bộ Y tế; thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quảng cáo thực phẩm chức năng[4]

Không chỉ đảm bảo về chất lượng, việc quảng cáo TPCN cũng cần phải tuân thủ về pháp luật luật quảng cáo và còn phải có dòng chữ “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường.

  1. Xử lý vi phạm

– Vi phạm hành chính

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Hành viMức phạt (VNĐ)
Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”5.000.000 – 10.000.000[5]
Tại các cơ sở bán lẻ thuốc, dược liệu mà:

Không có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc

Không có biển hiệu tại khu vực riêng ghi rõ “sản phẩm này không phải là thuốc” khi kinh doanh thêm thực phẩm chức năng

3.000.000 – 5.000.000[6]
Người giới thiệu thuốc[7] mà giới thiệu sản phẩm không phải là thuốc đến khách hàng5.000.000 – 10.000.000[8]
Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể mà khiến người dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc30.000.000 – 40.000.000[9]
Khi đăng ký công bố sản phẩm:

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm không phù hợp với nội dung đã công bố

Hoặc mức chỉ tiêu ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả

30.000.000 – 40.000.000[10]
Khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm bảo vệ sức khỏe:

– Có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật

– Có các chỉ tiêu không phù hợp mức công bố, mức ghi  trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm

– Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm không phù hợp với mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chưa đến mức là hàng giả.

Phạt tiền từ 01 – 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm[11]

Những mức phạt nêu trên là của cá nhân, với tổ chức mức phạt sẽ gấp 2 lần.[12]

Vậy chỉ tiêu không phù hợp mà đến mức là hàng giả thì sẽ bị xử phạt thế nào?[13]

Đó là mặt hàng có giá trị sử dụng, công dụng không đúng; không có giá trị sử dụng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa. Giá trị sử dụng, công dụng không đúng với đã công bố hoặc đăng ký;

Là hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật hay định lượng chất chính, công dụng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu đã quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn mà cá nhân, tổ chức đã công bố.

Hiện tại đối với hành vi buôn bán hàng giả về công dụng, giá trị sử dụng hay buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đều sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể mức phạt tiền tối đa của cá nhân với hành vi buôn bán hàng giả về công dụng, giá trị sử dụng là 140 triệu đồng[14]; và hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn, bao bì hàng hóa có mức phạt tối đa là 100 triệu đồng.[15] Với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần.[16]

– Xử lý hình sự

Tuy nhiên, nếu hành vi trên là cố ý vì mục đích vụ lợi mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, người khác và chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm sẽ bị khởi tố hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.[17]

Với tội trên thì có mức hình phạt tối đa là tù chung thân với cá nhân, tổ chức thì sẽ bị phạt tối đa là 18 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vi phạm về buôn bán thực phẩm chức năng”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, rất mong nhận được phản hồi và góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Nguyễn Linh Chi

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận

[1] Điều 1.1 Thông tư 43/2014/TT-BYT

[2] Điều 2.1, 2, 3, 4 Thông tư 43/2014/TT-BYT

[3] Bạn đọc tham khảo hồ sơ, thủ tục đăng ký tại Điều 6, 7, 8 Nghị định 15/2018

[4] Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BYT

[5] Điều 23.1 Nghị định 115/2018

[6] Điều 59.2.b Nghị định 117/2020

[7] Người giới thiệu thuốc là người của các cơ sở kinh doanh thuốc phân công tiếp thị, quảng bá, giới thiệu thuốc. Người giới thiệu thuốc không phải là người hành nghề khám chữa bệnh và chỉ được phép giới thiệu khi có sự đồng ý của người hành nghề khám chữa bệnh (nhân viên y tế)

[8] Điều 67.2.b Nghị định 117/2020

[9] Điều 67.5.a Nghị định 117/2020

[10] Điều 21.1.b Nghị định 115/2018

[11] Điều 22.1 Nghị định 115/2018

[12] Điều 3.2 Nghị định 115/2020, Điều 4.5 Nghị định 117/2020

[13] Điều 3.7.a, b Nghị định 98/2020

[14] Điều 9 Nghị định 98/2020

[15] Điều 11 Nghị định 98/2020

[16] Điều 4.4.b Nghị định 98/2020

[17] Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LÝ HỢP ĐỒNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*