Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Theo đó, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Chủ thể sở hữu cổ phần thì gọi là cổ đông. Như vậy, cổ đông trong công ty cổ phần sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần sở hữu trong trường hợp nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật Nghiệp Thành.

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình cho một cổ đông khác hoặc cho một người khác ngoài công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế trong trường hợp:

– Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập sẽ bị hạn chế đối với số cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập đã mua khi góp vốn thành lập công ty[1], theo đó

+ Có quyền tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác;

+ Chỉ được chuyển nhượng cho người khác khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông dưới hình thức biểu quyết;

Đối với trường hợp này thời hạn hạn chế là 03 năm, bởi vì công ty cổ phần phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập tạo nguồn vốn cho công ty, cũng như đặt ra tư tưởng và hướng phát triển. Theo đó, để hướng phát triển của công ty vững vàng thì cần phải có thời gian, mà 3 năm là khoảng thời gian hợp lý để tư tưởng phát triển của các cổ đông sáng lập có thể hoàn thiện. Nếu trong khoảng thời gian này, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài, sẽ gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong việc thực hiện các dự án mới, cũng như hoàn thiện hướng phát triển đã đặt ra khi thành lập công ty.

– Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng. Việc hạn chế sẽ được nêu rõ trong cổ phiếu của các loại cổ phần tương ứng;[2]

Document

Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng, chỉ thực hiện dựa trên bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo thừa kế.[3]

* Đối với trường hợp Công ty TNHH chuyển đổi sang Công ty Cổ phần vẫn phải chịu những hạn chế đối với việc chuyển nhượng cổ phần, bởi vì khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp mới công ty sẽ vận hành theo loại hình mà công ty đã chuyển đổi. Theo đó:

– Khi chuyển đổi sang công ty cổ phần thì không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nên trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần chỉ xảy ra khi điều lệ có hạn chế hoặc đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết.

– Ngược lại, nếu sau khi chuyển đổi mà vẫn có cổ đông sáng lập thì ngoài hai trường hợp điều lệ hạn chế và cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng thì cổ đông sáng lập sẽ bị hạn chế chuyển nhượng cổ  trong thời hạn 3 năm kể từ khi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho loại hình công ty cổ phẩn được cấp.

Ví dụ: Công ty cổ phần A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào năm 14/11/2017 với ba cổ đông sáng lập B, C, D. Ngày 10/4/2019, Anh C muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông mua thêm vào ngày 10/10/2018. Ngày 02/5/2019, anh B muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông đã mua khi góp vốn thành lập công ty. Ngày 19/10/2022, anh D muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông mua khi góp vốn thành lập công ty; và Anh H nắm giữ cổ phần phổ thông và muốn chuyển nhượng cho cháu mình. Xác định trường hợp bị hạn chế như sau:

+ Anh C tự do chuyển nhượng, do số cổ phần anh C chuyển nhượng là cổ phần phổ thông mua sau khi công ty thành lập, không thuộc phạm vi bị hạn chế;

+ Anh B có thể tự do chuyển nhượng cho C và D. Nếu chuyển nhượng cho người khác phải nhận được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, dưới hình thức là biểu quyết và thể hiện ở Quyết định của Đại hội đông cổ đông;

+ Anh D tự do chuyển nhượng. Bởi lẽ thời gian bị hạn chế đã hết;

+ Anh H muốn chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cháu trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định về việc hạn chế thì anh H có quyền tự do thực hiện.

Như vậy, cổ đông có thể được tự do chuyển nhượng, trừ ba trường hợp. Trường hợp 1 sẽ phải lưu ý 4 điều kiện: chủ thể chuyển nhượng là cổ đông sáng lập; cổ phần chuyển nhượng là cổ phần phổ thông có được khi mua vốn góp thành lập công ty[4]; thời gian là trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và người nhận chuyển nhượng là ai. Trường hợp 2 thì người chuyển nhượng phải lưu ý về quy định của Điều lệ Công ty được nêu ở cổ phiếu. Trường hợp 3 là trường hợp không được chuyển nhượng, trừ khi chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc được thừa kế. Nếu không thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng, thì người chuyển nhượng có thể thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng thông thường hoặc thị trường chứng khoán.

 

Trên đây là nội dung tư vấn về “Trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhắn “Chia sẻ” bài viết này

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

 

Biên tập: Quách Gia Hy

Người hướng dẫn: Nguyễn Linh Chi

Người kiểm duyệt: Luật sư Thuận

 

[1] Điều 120.3 Luật Doanh nghiệp 2020

[2] Điều 127.1 Luật Doanh nghiệp 2020

[3] Điều 116.3 Luật Doanh nghiệp 2020

[4] Điều 120.4 Luật Doanh nghiệp 2020

Document
Bạn cần tư vấn dịch vụ này!

Categories: Doanh nghiệp

Write a Comment

Your e-mail address will not be published.
Required fields are marked*